Người Việt Khắp Nơi

Cộng đồng người Việt tị nạn phát triển và thay đổi ở Lincoln, Nebraska

Sunday, 24/09/2017 - 11:05:26

Hơn 40 năm trước, khi cuộc chiến Việt Nam kết thúc, một làn sóng tị nạn từ Việt Nam đã lan đến các tiểu bang ở Mỹ mà trong đó có cả Nebrakas. Giờ đày, nhóm di dân gốc Việt đầu tiên này đã mở rộng và tạo ra thành phần chủ yếu của cộng đồng Việt ở Lincohn.

(Dưới đây là bản chuyển ngữ từ một bài viết, và hình, của ký giả Fred Knapp đăng trên mạng NET News ngày 19 tháng Chín, 2017, trích từ bài phóng sự của hai đài PBS và NPR., về cộng động người Việt ở Lincoln, Nebraska trong bốn thập niên qua.)

Hơn 40 năm trước, khi cuộc chiến Việt Nam kết thúc, một làn sóng tị nạn từ Việt Nam đã lan đến các tiểu bang ở Mỹ mà trong đó có cả Nebrakas. Giờ đày, nhóm di dân gốc Việt đầu tiên này đã mở rộng và tạo ra thành phần chủ yếu của cộng đồng Việt ở Lincohn.

Ông Nguyễn Đậu là một Đại Úy Hải Quân miền Nam Việt Nam khi Sài Gòn bị chiếm. Một người bạn Mỹ nói với ông rằng đến lúc phải ra đi, và vì vậy cùng với vợ và các con, ông lên tàu và ra khơi. Vài tháng sau, ông có mặt ở trại tị nạn Arkansas và quyết định chọn địa điểm đến định cư. Lúc đó Nebraska có sẵn một gia đình bảo trợ người tị nạn. Ông Đậu nói rằng ông nhìn vào bản đồ và tưởng rằng Nebraska là "một tiểu bang nằm ở miền trung, khí hậu chắc không quá lạnh, cũng không quá ấm."

Ông Đậu có thể đã sai về khí hậu. Nhưng Nebraska hóa ra lại là một lựa chọn đúng. Ông làm việc trong một ngân hàng và là một kỹ sư nhu liệu điện toán cho đến ngày về hưu, đồng thời cũng trở thành Chủ Tịch Hội Cộng Đồng Người Việt ở Lincohn. Ông còn nhớ khi ông đến đây, cộng đồng này có mấy mống người.


Danny Nguyễn và mẹ là bà Thủy Nguyễn đứng bên ngoài thương xá Saigon Plaza ở Lincoln. (NET News)

Ông Đậu nói, "Cộng đồng khi tôi mới đến Lincohn, Nebraska còn ít người. Và chúng tôi không có bất cứ cửa hàng Việt Nam nào lúc ấy."

Điều này đã thay đổi. Năm 1980, bà Nguyễn Thúy, lúc đó 14 tuổi, rời khỏi Việt Nam bằng thuyền và đến Lincohn, đoàn tụ với người thân ở đây. Bà đi học và kết hôn, sau đó sống một cuộc đời như trong mơ ước.

Bà Thúy nói, "Khi tôi còn nhỏ, tôi luôn mơ ước trở thành một doanh gia. Và tôi nghĩ tôi phải làm việc rất chăm chỉ, tôi có thể có mọi điều tôi muốn. Và tôi làm việc rất hăng say vì điều này."
Một cửa hàng nhỏ thành lập năm 1992 giờ đây phát triển thành một khu phố mang tên Trung Tâm Saigon Plaza, gồm có nhiều nhà hàng, một tiệm nail và một cửa hàng tạp hóa. Danny là con trai của bà Thúy. Anh nói rằng thương xá này mở rộng bên ngoài cộng đồng Việt Nam, đến các nhóm khách hàng người Châu Á cũng như người Châu Phi.

Danny nói, "Hầu hết thức ăn chúng tôi phục vụ ở đây lúc đầu là nhắm đến người Việt. Nhưng giờ đây chúng tôi thật sự phát triển và lớn dần. Chúng tôi nhận thấy Lincohn có một cộng đồng đa dạng. Vì thế chúng tôi cố gắng đem đến món ăn cho mọi nền văn hóa, tôi nghĩ chính điều này giúp chúng tôi rất nhiều ở đây."


Nguyễn Đậu (NET News)

Gia tộc họ Nguyễn sẽ kỷ niệm 25 năm kinh doanh vào ngày 30 tháng Chín.
Cùng lúc này, cộng đồng người Việt ở Lincohn cũng rất đông. Kiểm kê dân số năm 1980 cho thấy chỉ có 532 người Việt Nam đầu tiên ở thành phố này. Trước năm 2015, con số này đã tăng gấp 10, vào khoảng 5,500, gồm có các nhóm nhỏ ở Omaha và Grand Island, dự đoán có hơn 9,000 người gốc Việt ở Nebraska.


Đặng Tiên và Ethan Nguyễn (NET News)

Rất nhiều người trong số họ sống trong hai thế giới. Anh Trần Tú, hiện nay 31 tuổi, sống ở Việt Nam cho đến năm 6 tuổi. Ba anh là một sĩ quan của quân lực Việt Nam Cộng Hòa, kết quả là anh bị ngược đãi và không thể tìm được công việc khá ở Việt Nam. Vì thế cả gia đình đến Lincohn năm 1992.
Anh Tú đã rất ngưỡng mộ một cảnh sát viên mà anh từng thấy ở nhà thờ, và sau khi rời đại học, anh gia nhập Sở Cảnh Sát của thành phố Lincohn. Anh nói cộng đồng người Việt thay đổi bởi vì giờ đây cộng đồng này trở nên rất vững chắc hơn.

Anh Tú nói, "Đầu những năm 1990, người Việt phạm tội rất nhiều. Chúng tôi từng gặp vấn đề với băng đảng. Giờ đây thì vấn đề này không còn nữa. Cộng đồng người Việt ở đây đã thay đổi, khôn còn thái độ chúng ta cần đoàn kết để bảo vệ người Việt mình. Giờ đây nhiều người bày muốn đóng góp cho thành phố, cho mọi người."

Đối với anh Nguyễn Phát, sinh viên năm thứ ba ở trường Đại Học Nebraska-Lincohn, thường xuyên giúp đỡ cộng đồng và sau đó gia nhập quân đội. Anh Phát lớn lên ở Việt Nam, đến đây đoàn tụ gia đình năm 2010. Phát nói trường học ở Việt Nam dạy rằng người Mỹ xâm chiếm miền Nam Việt Nam; sau khi anh đến Mỹ và biết rằng 58,000 người Mỹ đã hy sinh trong cuộc chiến bảo vệ miền Nam Việt Nam tự do; vì thế anh nhập ngũ, và hiện ở Quân Đoàn Huấn Luyện Sĩ Quan Dự Bị.


Trần Tú (NET News)

Anh Phát nói, " Lý do mà tôi nhập ngũ là để đền đáp lại những hy sinh của người Mỹ dành cho chúng tôi trong cuộc chiến Việt Nam."

Tuy cộng đồng Việt có chung văn hóa, ông Đậu nói vẫn có những căng thẳng giữa người lớn tuổi với người Mỹ gốc Việt trẻ tuổi hơn, những người không cảm thấy hài lòng với mong muốn của cha mẹ họ. Ông Đậu từng nói với họ rằng, "Tôi đồng ý các bạn cần phải Mỹ hoá hơn. Và tôi cũng muốn các bạn làm được điều này. Nhưng đừng quên những di sản mà chúng ta có. Đừng quên nền văn hoá của chúng ta. Và các bạn nên tôn trọng cha mẹ."

Thể hiện sự tôn trọng, thực hiện các hoài bão ảnh hưởng lên giới trẻ như Đặng Tiên, một học sinh trung học đến đất nước này khi còn là một cô bé.

Cô Tiên nói, "Cha mẹ tôi không có được nền giáo dục như chúng tôi hiện nay. Đó là lý do tại sao tôi muốn mình trở thành thế hệ đầu tiên trong gia đình tốt nghiệp đại học. Đó là điều thực sự quan trọng đối với tôi."

Thậm chí với Ethan Nguyễn là một học sinh lớp 9, được sinh ra trong một gia đình ở đây hơn 25 năm, cho biết di sản Việt Nam là yếu tố khiến cộng đồng người Việt đặc biệt. Ông nội của Ethan bị giam 7 năm trong một trại cải tạo sau chiến tranh. Ethan nói em chơi với tất cả mọi người, nhưng em lại có sự thân thiết đặc biệt với học sinh gốc Việt Nam.


Phát Nguyễn (NET News)

Ethan nói, "Người Việt thật sự khác hẳn so với số đông những người da trắng ở đây, vì vậy bạn có thể biết về sự khác biệt của họ qua chiến tranh."

Ethan cho biết em mong muốn sự khác biệt này cuối cùng sẽ không còn.
"Tôi nghĩ nó sẽ mất đi. Nếu chúng ta tiếp tục như vậy 10 năm, tôi nghĩ nó cũng sẽ như vậy. Nhưng qua một trăm năm, nó sẽ hoàn toàn biến mất."

Cảnh sát viên Trần Tú của Sở Cảnh Sát Lincohn cho biết sự ảnh hưởng của người Việt và người Mỹ đối với những người Mỹ gốc Việt thể hiện ra ở một số quyết định, ví dụ như liệu con cái có nên dọn ra ngoài khi chúng học xong trung học không.

Anh Tú nói, "Chúng có thể ở lại và tôi sẽ không nói với chúng những câu đại loại như chúng phải trả tiền phòng hoặc tiền điện. Không, phần Việt Nam còn rất nhiều trong tôi. Nhưng về phần Mỹ trong tôi, tôi muốn các con tôi làm bất cứ gì chúng thấy hạnh phúc. Dù chúng muốn trở thành bác sĩ, cảnh sát, y tá hay người gác cổng, hoặc thậm chí công nhân nhà máy - miễn sao công việc đó làm chúng thấy hạnh phúc."

Việc quân bình giữa di sản với văn hoá đương thời sẽ tiếp tục là thử thách khi cộng đồng Việt Nam của Lincohn tiếp tục lớn mạnh và thay đổi.

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT