Người Việt Khắp Nơi

Có phải chính phủ Úc đối xử phân biệt đối với tù nhân chính trị gốc Việt?

Thursday, 12/12/2019 - 07:00:24

Vào tháng Giêng năm 2019, hai người đàn ông Úc đã bị bắt nhanh chóng ở Châu Á.

Chính phủ Úc đã lên tiếng mạnh mẽ đối với Bắc Kinh trong trường hợp ông Yang Hengjun, bên trái, nhưng lại dè dặt, gần như thờ ơ trong trường hợp ông Châu Văn Khảm. (ABC Australia)



Vào tháng Giêng năm 2019, hai người đàn ông Úc đã bị bắt nhanh chóng ở Châu Á.
Cả hai đều bị cáo buộc đe dọa an ninh quốc gia trong chế độ cộng sản.
Một trường hợp - đó là ông Dương Hằng Quân (Yang Hengjun), 54 tuổi, một nhà văn và nhà hoạt động dân chủ của Trung Quốc – trường hợp của ông nhận được sự lên án mạnh mẽ từ phía chính phủ Úc.
Vậy nhưng trường hợp thứ hai thì không nhận được sự hỗ trợ như vậy, liên quan đến một doanh gia gốc Việt là ông Châu Văn Khảm, một nhà hoạt động dân chủ 70 tuổi.

Tiến sĩ Dương Hằng Quân lần đầu tiên bị giam giữ vào giữa tháng Giêng và sau đó bị buộc tội gián điệp.
Ông Châu Văn Khảm, người đã thoát khỏi Việt Nam sau chiến tranh, cũng bị bắt vào giữa tháng Giêng sau khi gặp một nhà bất đồng chính kiến địa phương. Ban đầu ông Châu bị điều tra vì vi phạm cái gọi là Điều 109 Bộ luật Hình Sự Việt Nam vì “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân,” một tội danh mang án tử hình hoặc tù chung thân trong những vụ án nghiêm trọng nhất. Nhưng sau đó trong bản cáo trạng của Viện Kiểm Sát, cáo buộc này được giảm xuống và ông Châu bị truy tố tội “khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân.”
Ông Châu, thành viên của nhóm hoạt động Việt Tân, mà Việt Nam coi là nhóm khủng bố, đã bị kết án 12 năm tù trong một phiên tòa kéo dài chưa đầy năm giờ.

Còn Tiến sĩ Dương Hằng Quân tại Trung Quốc vẫn chưa phải đối mặt với tòa án.
Nữ Ngoại Trưởng Marise Payne gọi cách Trung Cộng đối xử với tiến sĩ Dương là “không thể chấp nhận được” và nói rằng bà “rất quan ngại” với các báo cáo về việc ông bị xiềng xích trong các cuộc thẩm vấn hàng ngày - cách đối xử “có thể tương đương với tra tấn,” theo luật sư Rob Stary ở Úc của tiến sĩ Dương.
Vậy mà bà Payne hoặc Bộ Ngoại Giao Úc và Thương Mại (DFAT) chỉ nói công khai nhiều nhất về trường hợp của ông Châu là Úc đang cung cấp sự “hỗ trợ lãnh sự” cho ông Châu
Khi được hỏi tại sao câu trả lời của bà lại khác nhau trong hai trường hợp, Ngoại Trưởng Payne đã lặp lại bình luận trước đó của bà rằng “nó sẽ không phù hợp và không tốt cho quyền lợi của ông Châu để bình luận trong khi các quy trình pháp lý vẫn có sẵn.”
Thủ Tướng Scott Morrison đã phản bác lại cáo buộc rằng Tiến sĩ Dương Hằng Quân là một gián điệp. Nhưng ông đã không làm điều tương tự cho cáo buộc ông Châu Văn Khảm là một kẻ khủng bố - một tố cáo của cộng sản Việt Nam mà anh Daniel, con trai của ông Châu nói là “lố bịch.”

Ông Morrison đã nói với gia đình của ông Khảm rằng Úc không thể can thiệp vào các vấn đề pháp lý của một quốc gia khác và chính phủ sẽ “tiếp tục trao đổi thường xuyên” với Chính phủ Việt Nam về trường hợp của ông ấy.
Sự đối xử khác biệt đã không tránh được sự chiếu cố của bà Elaine Pearson, Giám Đốc Tổ Chức Theo Dõi Nhân Quyền tại Úc, người đã viết thư cho bà Ngoại Trưởng Payne trong tuần qua.
“Bà Payne đã lên án một cách đúng đắn các điều kiện giam giữ của nhà văn Úc Dương Hằng Quân và thúc giục ông được thả ra, vì vậy thật khó hiểu khi không có tuyên bố nào tương tự bày tỏ mối lo ngại về cách đối xử với ông Châu Văn Khảm, mặc dù ông đã bị giam giữ kể từ tháng Giêng,” bà nói.
“Có những lo ngại nghiêm trọng về việc thiếu quy trình đúng và mức độ nghiêm trọng của các trường hợp, tuân theo những gì chỉ có thể được mô tả như là một phiên tòa xét xử.”
Bộ Ngoại Giao Việt Nam nói với đai ABC tại Úc về phiên tòa chống lại ông Châu và “đồng phạm của nhóm khủng bố Việt Tân đã tiến hành một cách công khai và minh bạch, theo các thủ tục và quy định của pháp luật Việt Nam, đảm bảo đầy đủ các quyền của các bị cáo.”
Vậy có phải chủng tộc là một yếu tố?
Cả Tiến sĩ Dương và ông Châu đều là người Úc gốc Á Đông, nhưng liệu phản ứng công khai của người Úc đối với cả hai trường hợp sẽ có tiếng nói hơn nếu tên của họ là Steve hay Bob, thay vì Dương hoặc Châu?
Đó là điều mà vợ của ông Châu, bà Trương Quỳnh Trang nêu ra trong một lá thư gửi Thủ Tướng Morrison vào tháng trước.

“Tôi hiểu vị trí ngoại giao của ông, nhưng người ta sẽ tự hỏi liệu nếu chồng tôi là người Úc da trắng thì sự can thiệp có thể không quá yếu đuối hay miễn cưỡng như vậy không?” bà Trang viết.
Khi đài ABC News công bố đầu tiên bản tin về vụ bắt giữ ông Châu vào tháng Hai, nhiều người Úc đã đặt câu hỏi về tính cách công dân Úc của ông Châu trên Facebook.
Dưới một bức ảnh của ông Châu và một tiêu đề chi tiết về cách công dân Úc bị điều tra về một tội ác có khả năng mang án tử hình, một số ý kiến viết: “Tôi không thấy một người Úc trong bức ảnh đó!”
Trường hợp của cựu nhà báo Peter Greste của đài Al Jazeera cho thấy một sự so sánh rõ ràng với vụ bắt giữ người Úc Hazem Hamouda - cả hai đã bị bắt và bị giam hơn một năm ở Ai Cập, nhưng có lẽ bạn chưa bao giờ nghe nói về ông Hamouda, vì ông không được xem như “người Úc.”
Cô Lamisse, con ông Hamouda,nói với ABC rằng rất khó cho một người Úc gốc thiểu số khi họ bị bắt ở nước ngoài.
“Người ta thường cho rằng kẻ bị bắt không phải là người Úc. Dù sao họ cũng bị bắt ở đất nước của họ,” cô nói.
“Tôi thực sự nghĩ rằng có một sự khác biệt lớn trong sự đối xử đối với người Úc gốc thiểu số với, có lẽ, một người Úc da trắng.”

“ “Điều đó thực sự cho thấy sự căng thẳng chủng tộc hiện có trong chính nước Úc và trong ý thức về bản sắc chủng tộc của nó.”
Cô Hamouda nói rằng việc đối phó với các chính phủ trong nỗ lực cứu thoát cha cô, người được thả ra vào tháng Tư, là “một vấn đề rất tế nhị” bởi vì “bạn không muốn tạo thêm rắc rối nào nữa.”
“Nhưng nếu không có sự hỗ trợ rõ ràng của chính phủ hoặc có sự hỗ trợ rất hạn chế chính phủ hoặc là sự im lặng, sẽ ảnh hưởng đến tinh thần của bạn,” cô nói.
Nhưng nguồn gốc dân tộc không hẳn là yếu tố duy nhất - mức độ phức tạp của một vụ án có thể ảnh hưởng đến việc liệu nó có chiếm được sự quan tâm của công chúng Úc hay không.
Cô Hamouda đã dõi theo trường hợp của cựu cầu thủ bóng đá Bahrain, anh Hakeem al-Araibi, người đã được cấp giấy phép tị nạn ở Úc sau khi lên tiếng chống lại một viên chức bóng đá quyền cao chức trọng của Bahrain và nhận được sự quan tâm của giới truyền thông xung quanh việc anh này bị giam giữ tại Thái Lan. Lúc đó, cha cô Hamouda đã bị giam cầm gần một năm trời.
“Tôi rất vui khi thấy (anh Hakeem) nhận được sự ủng hộ của công chúng như vậy, rồi thì nó trái ngược hoàn toàn với sự thiếu công khai xung quanh trường hợp của cha tôi. Và điều đó khiến tôi đặt câu hỏi, ai xứng đáng được hỗ trợ, và ai không?”
Người Úc đã vận động mạnh trong trường hợp của anh Hakeem al-Arab, gồm cả một cầu thủ đã về hưu của đội Craig Foster. Đó là chưa kể sựu thắc mắc về sự cẩu thả, quan liêu của hành chánh Úc đã khiến anh ấy bị nhốt lúc khởi đầu.

Vận động ngoại giao âm thầm có hiệu quả không?

Các nhà ngoại giao thường có xu hướng thực hiện sự vận động nhẹ nhàng đằng sau hậu trường, để đối phó với các chính phủ ở Á Châu trong vấn đề nhân quyền.
Một phần của vấn đề này, là lập luận rằng, để cảnh cáo một quốc gia khác công khai sẽ làm họ ngượng hoặc khiến họ “mất mặt,” có thể gây thêm trầm trọng cho vấn đề và phản tác dụng trong việc bảo đảm việc thả công dân của họ.
Bà Catherine Renshaw, phó hiệu trưởng Trường Luật Thomas More tại Đại Học Công Giáo Úc, cho biết các đơn tố cáo công khai thường dành cho người nghe trong nước ở Úc, thay vì tìm cách gây ảnh hưởng đến các chính phủ nước ngoài.

Đấu tranh cho tự do của người cha

Lý thuyết về phương pháp ngoại giao theo kiểu la làng - công khai báo hiệu sự không tán thành mạnh mẽ về hành động của một quốc gia cụ thể - thường không mang lại hiệu quả lắm với các quốc gia độc tài (như cả Trung Cộng và Việt Nam), cô Hamouda nói trong một email.
Cô nói rằng thường có sự lo ngại rằng các chính phủ nước ngoài sẽ “đào sâu” và các tuyên bố công khai có thể khiến mọi việc tệ hại hơn đối với các tù nhân chính trị.
Điều đó không có nghĩa là không có giá trị trong việc kêu gọi các tình huống nhân quyền bị lạm dụng ở nước ngoài, cô nói thêm, trong một số trường hợp “sự im lặng có thể là đáng khinh và đáng xấu hổ”.
Ông Carl Thayer, giáo sư danh dự tại học viện lực lượng quốc phòng tại Đại Học New South Wales, cho biết Úc có mối quan hệ rõ ràng với Việt Nam, trái ngược với mối quan hệ tạm thời với Trung Quốc, điều đó có thể giải thích tại sao cơ quan ngoại giao và thương mại DFAT lại có tiếng nói hơn trong trường hợp của Tiến sĩ Dương so với trường hợp của ông Châu.

“Việc Việt Nam bắt giữ và giam giữ ông Châu không thể được coi là động lực chính trị chống lại chính phủ Úc,” ông viết trong một bản tóm tắt hồi đầu năm nay.
“Điều này trái ngược với mối thử thách quan hệ hiện tại của Úc với Trung Quốc và khả năng rất cao việc ông Dương Hằng Quân bị bắt vì tội gián điệp đã được các quan chức Trung Quốc cố tình đưa ra để phản đối với chính phủ Morrison.”
Việc Trung Quốc giam giữ hàng loạt người Duy Ngô Nhĩ trở thành vụ giam giữ người dân dựa trên tôn giáo lớn nhất kể từ Holocaust (Đức Quốc Xã tiêu diệt khoảng 6 triệu người Do Thái thời Đệ Nhị Thế Chiến).
Ông nói thêm trường hợp của Tiến sĩ Dương theo mô hình các vụ bắt giữ có động cơ chính trị, bao gồm cả hai người Canada và một cựu nhà ngoại giao người Anh, trong bối cảnh quan hệ căng thẳng đối với công ty Huawei.
Úc đã sẵn sàng đưa ra những lời phản kháng công khai trong trường hợp của tiến sĩ Dương, ông Thayer nói, bởi vì Trung Quốc đã có những sự khó chịu khác khi ra ngoài, như sự can thiệp của nước ngoài và cách đối xử với người Duy Ngô Nhĩ của Trung Quốc.

“Trung Quốc đang thực hiện việc đẩy - cắt than, cấm các nghị sĩ đến thăm, chỉ trích chúng tôi công khai và do đó ít phải trả giá chính trị (so với Việt Nam)”, ông nói.
Bà Elaine Pearson của Tổ Chức Theo Dõi Nhân Quyền nói rằng “có một thời điểm và một nơi dành cho ngoại giao thầm lặng” nhưng trong trường hợp của ông Châu Văn Khảm, nó không hiệu quả.
“Nó chỉ thúc đẩy chính phủ Việt Nam đưa ra những bản án rất nghiêm khắc cho hoạt động chính trị ôn hòa,” bà nói.
“Vấn đề với ngoại giao thầm lặng là nó cho phép các chính phủ thoát khỏi khó khăn, không có trách nhiệm.”
Ông Thayer nói với ABC rằng gần đây Úc đã tăng cường quan hệ với Việt Nam, đó là “một thời điểm tốt để sử dụng sự tăng trưởng tích cực này để có được một kết quả thầm lặng.”
Ông cho biết Úc không nên giữ im lạng với hy vọng nhận được kết quả thương mại nhiều hơn, khi quan hệ thương mại là chắn chắn.

Con trai của ông Châu, anh Dennis trước đây đã chỉ trích Úc đã chú trọng vào thương mại nhiều hơn là nhân quyền trong cuộc đối thoại nhân quyền giữa hai quốc gia.
Có một điểm quan trọng khác của vấn đề phức tạp trong trường hợp của ông Châu - đó là việc tin rằng ông ấy vào Việt Nam bằng chứng minh thư giả.
Chủ tịch của đảng Việt Tân nói rằng các nhà hoạt động đôi khi sử dụng các biện pháp như vậy khi họ tin rằng họ nằm trong danh sách đen, nhưng chi tiết này khiến người Úc khó hiểu hơn.
Nhưng ông Thayer nêu ra rằng điều quan trọng là phải hỏi “hình phạt có phù hợp với tội phạm không?” Cuối cùng, ông Châu bị kết tội khủng bố mà thôi, mọi cáo buộc giả mạo hoặc nhập cảnh bất hợp pháp đều không được nêu ra tại phiên tòa của ông ấy.

Việt Nam giữ quan điểm “Việt Tân là một nhóm khủng bố đã thực hiện nhiều nỗ lực xâm nhập người và vũ khí vào Việt Nam với mục đích phá hoại, bạo loạn, kích động hận thù giữa các công dân Việt Nam và gây bất ổn xã hội.”
Lễ Giáng Sinh đang đến gần, vợ và các con trai của ông Châu đang nhận thấy sự thiếu vắng của ông trong gia đình, luật sư Nguyễn Phương Đan của họ nói với đài ABC.
Vợ ông bày tỏ lòng biết ơn đối với các chính trị gia và các viên chức DFAT mà bà đã gặp ở Canberra gần đây, người đã đưa ra những lời an ủi và quan tâm đến trường hợp của ông Châu Văn Khảm.
Nhưng luật sư Nguyễn Phương Đan cho biết, mặc dù có sự trấn an riêng tư, vợ của ông Khảm vẫn rất buồn vì không có sự can thiệp nào mạnh mẽ từ chính phủ Úc về hoàn cảnh của chồng bà.

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT