Hoa Kỳ

Cô gái hết bệnh ung thư ruột dù bác sĩ tuyên bố không thể chữa trị

Sunday, 30/07/2017 - 10:45:51

Căn bệnh của Joho bắt nguồn từ Hội chứng Lynch, một chứng rối loạn di truyền làm tăng nguy cơ ung thư. Cô Joho mắc hội chứng Lynch do di truyền từ mẹ. Trước khi được chữa trị bằng phương pháp Immunotherapy, cô Joho từng được giải phẫu cắt khối u, nhưng không có kết quả.


Hình đồ họa tế bào miễn dịch tấn công tế bào ung thư.


MARYLAND – Cô Stefanie Joho, 24 tuổi, cư dân New York, mắc ung thư đại tràng, bị bác sĩ từ chối chữa trị và trả về nhà, nhưng đã sống sót một cách kỳ diệu. Cuối tháng 8, 2014, bác sĩ tuyên bố căn bệnh ung thư đại tràng của cô Stefanie Joho vô phương cứu chữa. Họ đầu hàng và trả nữ bệnh nhân về nhà chờ chết. Bố mẹ và chị gái cô đã khóc rất nhiều. "Tôi như người đã chết, hoàn toàn mất phương hướng, sẵn sàng để ra đi,” Joho nhớ lại.

Tuy nhiên, người chị tên Jess của Joho không chấp nhận điều đó. Khi gia đình trở về nhà, cô Jess bắt đầu tìm kiếm trên mạng, và 1 giờ sau, cô bước vào phòng của em gái và nói: "Chị em mình sẽ không bỏ cuộc. Hành trình này chưa kết thúc đâu.”

Cuộc tìm kiếm của người chị đã đưa Joho đến với Đại học Johns Hopkins ở tiểu bang Maryland. Vài ngày sau đó, Joho nhận được điện thoại từ một nhà di truyền học ung thư, đồng thời dẫn đầu một nghiên cứu ở đó. "Hãy đến với chúng tôi nhanh nhất có thể. Chúng tôi đang có những thành công to lớn với những bệnh nhân như bạn", một người xưng tên là Luis Diaz nói.

Cô Joho sau đó chấp nhận thử nghiệm phương pháp miễn dịch ung thư (immunotherapy) của các nhà nghiên cứu tại Đại học Johns Hopkins. Chính cuộc thử nghiệm này đã giúp mở ra một hướng đi mới trong điều trị ung thư. Sự đột phá này được công bố mới đây bởi Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm FDA. Phương pháp này được dùng cho các bệnh nhân mắc một số loại ung thư không đáp ứng với hóa trị.

Tháng 8, 2014, cô Joho bắt đầu đến Bệnh viện đại học John Hopkins để truyền thuốc. Ngay từ lần trị liệu đầu tiên, cô đau đớn tưởng chết đi sống lại. Cô phải dán miếng dán fentanyl trên cánh tay mỗi 48 giờ để giảm đau. Chỉ vài ngày sau, cơn đau dữ dội ấy giảm bớt, rồi một cảm giác lạ lùng xuất hiện, và cô Joho cảm thấy cơn đói đã quay trở lại. Nhiều tháng trôi qua, khối u của cô thu nhỏ và cuối cùng biến mất. Joho ngừng chữa trị hồi tháng 8 năm ngoái và hoàn toàn không có dấu hiệu bệnh tái phát.

Căn bệnh của Joho bắt nguồn từ Hội chứng Lynch, một chứng rối loạn di truyền làm tăng nguy cơ ung thư. Cô Joho mắc hội chứng Lynch do di truyền từ mẹ. Trước khi được chữa trị bằng phương pháp Immunotherapy, cô Joho từng được giải phẫu cắt khối u, nhưng không có kết quả.

Trong phương pháp Immunotherapy, người bệnh được dùng một loại thuốc, có tác dụng giúp hệ miễn dịch nhận dạng và tấn công các khối u ung thư.


Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT