Thế Giới

Chứng rối loạn ăn uống gia tăng ở Trung Quốc

Sunday, 11/12/2016 - 10:23:46

Và ít người tập trung vào hình ảnh cơ thể vào đầu thập niên 1960, khi lãnh đạo Trung Quốc Mao Trạch Đông cố gắng nhưng thất bại trong việc kỹ nghệ hóa đất nước, dẫn tới nạn đói tràn lan. Những thế hệ già hơn đánh đồng việc ăn uống với sự an lạc.

Một cô gái sợ ăn, thân hình trơ xương những vẫn không muốn ăn tại Trung Quốc ngày nay. (thenanfang.com)

 

Các bệnh nhân được đưa vào vào một căn phòng xám xịt, người gầy ốm với quần áo như những miếng vải treo trên khung xương.
Một người mẹ đứng phía trước căn phòng đông người. Bà mô tả cách thức các bác sĩ xác định chứng rối loạn ăn uống của con gái bà là một căn bệnh tiêu hóa. Một thiếu nữ nói rằng cô vào nằm bệnh viện lần thứ tư, và hy vọng sẽ ngưng nôn mửa sau mỗi bữa ăn tối. Một người phụ nữ cầu xin sự giúp đỡ cho một đứa con chỉ còn da bọc xương.

Đây chính là mặt trái của sự giàu có đang gia tăng ở Trung Quốc. Các buổi hội luận để hỗ trợ tại một bệnh viện Đại Học Bắc Kinh, một trong số vài nơi có những dịch vụ dành riêng cho các chứng rối loạn ăn uống, cho thấy một căn bệnh mà cách đây 30 năm hầu như người ta không nghe nói tới.

Những cách điều trị đã không theo kịp với chứng rối loạn, thường bị chẩn đoán lầm và bị bao phủ trong sự kỳ thị. Trong một đất nước mà câu “Bạn đã ăn chưa?” là một lời chào thông thường, các chuyên gia cố gắng tìm hiểu căn bệnh đe dọa tính mạng này, và xác định làm thế nào một hệ thống y tế tâm thần đang bị quá tải lại có thể bảo đảm việc chăm sóc đầy đủ. “Người ta nghĩ rằng nếu một người nào đó là gầy, thì điều đó có nghĩa rằng cô ấy rất thành công,” Ning Yaxian nói. Khi ở độ tuổi 14, cô đã bắt đầu mắc phải một hội chứng tự nhịn đói, thường được gọi là chứng biếng ăn (anorexia). Cô bù cho chứng này bằng cách ăn uống quá mức không cưỡng lại được, rồi tẩy sạch dạ dày do mặc cảm tội lỗi gây ra, thường được gắn với chứng ăn uống vô độ (bulimia). Việc đó mang đến cho cô cảm giác tự nắm quyền kiểm soát.

Cha mẹ của Yaxuan, cả hai là bác sĩ tại Thâm Quyến, một thành phố náo nhiệt ở miền nam, đều không thể tìm ra điều gì không ổn với con của họ. Số điểm học của cô sụt giảm. Cô bỏ học.

Yaxian hiện nay 17 tuổi và sắp học lại lớp 12 ở trường trung học. Cô nói, “Các bệnh nhân mắc chứng rối loạn ăn uống ở Trung Quốc là thông thường hơn nhiều so với mức người ta tưởng. Chứng đó rất nguy hiểm, nhưng không ai ngăn cản họ được.”

Các bác sĩ không thể xác định chính xác những nguyên nhân gây ra các chứng rối loạn ăn uống là gì. Họ không đồng ý như thế nào những ảnh hưởng của điện ảnh Hollywood và Tây Phương chi phối bao nhiêu những hành vi này, đối lập với những tác động rộng lớn hơn của tiến trình kỹ nghệ hóa và việc thay đổi những kỳ vọng đối với các phụ nữ.

Những sự thay đổi trong cái được coi là một loại cơ thể lý tưởng, “trong số đó có những sự thay đổi đang đến từ Tây Phương, đang ảnh hưởng đến tình trạng Trung Quốc hiện nay.” Kathleen Pike, giám đốc điều hành của Chương Trình Sức Khỏe Tâm Thần Toàn Cầu tại đại học Columbia University, nói như vậy. “Nhưng Trung Quốc có một loạt sức kích thích của họ xảy ra, dẫn tới hậu quả là mức nguy cơ gia tăng.”
Hồi trước hình ảnh của những người phụ nữ lực lưỡng, thuộc tầng lớp lao động, từng là dấu hiệu của thành tựu. Nhưng bây giờ thì những cái cằm hẹp và những vòng eo thon mới là tín hiệu của sự thành đạt. Lối ăn kiêng và giải phẫu thẩm mỹ đang được nhiều người ưa chuộng; thuốc nhuận trường và những cuộc thi dáng vẻ gầy cũng vậy. Trong mùa xuân nay, hàng chục phụ nữ đã đăng hình ảnh trên tiện truyền thông xã hội của Trung Quốc để chứng minh vòng eo của họ không nhô ra từ phía sau một tờ giấy dọc 8,3 x 11,7 inch. Nhân Dân Nhật Báo, tờ hàng đầu của Đảng Cộng Sản, gọi đó là một “mối thách đố về thể hình khỏa mạnh.”

Thêm vào đó là áp lực rất mạnh mà những đứa con một, di sản của chính sách một con của Trung Quốc, thường cảm thấy đạt được.

Li Xueni là giám đốc của đơn vị điều trị nội trú thuộc Trung Tâm Chứng Rối Loạn Ăn Uống, tại Bệnh Viện Thứ Sáu của Đại Học Bắc Kinh, nơi mở khu vực đóng kín duy nhất của nước này dành cho các chứng rối loạn ăn uống, cách đây năm năm. Ông nói, “Có đủ những trung tâm điều trị hay không? Tất nhiên là không. Thường thì sau khi những buổi khám bệnh, các bác sĩ đi đến kết luận rằng họ không có những nguồn lực cần thiết, để thành lập một cơ sở khác tại bệnh viện của họ.”

Đơn vị mới này, nằm trên một tầng khóa kín có màu lam nhạt, điều trị khoảng 250 bệnh nhân trong năm ngoái. Đó là nhiều gấp 10 lần số lượng mà toàn khu tâm thần đã giúp đỡ cho, cách đây hơn mười năm.
Trung Tâm Sức Khỏe Tâm Thần Thượng Hải đã chứng kiến mức gia tăng lớn nhất của họ trong năm năm qua. Trong năm ngoái, bệnh viện ngoại trú này tiếp nhận gần 1,000 lượt khám bệnh liên quan đến chứng rối loạn ăn uống.

Các giới chức vẫn còn phải thực hiện một cuộc điều tra rộng rãi. Điều này có nghĩa là tác động chính xác của các chứng rối loạn vẫn chưa được biết rõ. Một cuộc nghiên cứu trong năm 2013, nơi các nữ sinh viên tại thành phố Vũ Hán ở miền trung Trung Quốc, được coi là một trong những bản ước tính tốt nhất về các mức tỷ lệ, cho thấy những mức độ tương đương với các nước Tây Phương.

Nhật Bản bắt đầu ghi chép về các chứng rối loạn ăn uống trong thập niên 1960, là các quốc gia Á Châu đầu tiên làm như vậy. Đến thập niên 1990, Các ca bệnh xuất hiện tại Nam Hàn, Singapore và Hồng Kông. Các bệnh nhân không luôn luôn nối kết hành vi của họ với một nỗi lo sợ bị mập ra, nhưng bắt đầu nối kết như thế đến khi kiến thức về bệnh.này lan rộng.

Nhu cầu chăm sóc sức khỏe tâm thần đã tăng lên nói chung tại Trung Quốc, giữa lúc các công dân phải đối phó với nỗi lo âu và những tỷ lệ gia tăng chẩn đoán ngày nay. Trong năm 2012, nước này thông qua luật sức khỏe tâm thần đầu tiên của họ, và chẳng bao lâu nữa sẽ phải đối đầu với những vấn đề của một xã hội lão hóa, đặc biệt là chứng mất trí. Những mức độ của chứng béo phì bùng nổ cũng đã làm lu mờ mức gia tăng trong những chứng rối loạn ăn uống, xảy ra thường xuyên hơn nơi các phụ nữ trẻ.

Các giới chức đã đổ nhiều nguồn lực vào việc giải quyết trận dịch dễ nhìn thấy hơn của chứng lên ký quá mức. Nhưng xã hội Trung Quốc phần lớn vẫn xem vấn đề ngược lại này là một nhược điểm cá nhân, một cái gì đó được âm thầm đối trị, nếu có được đề cập đến.

He Yi nhận ra những âm thanh nối tiếp theo sau những bữa ăn trong ký túc xá đại học của cô, tiếng nôn ọe từ phòng vệ sinh bên cạnh. Cô không phải là người duy nhất thường xuyên nôn tháo ra.

He Yi, 27 tuổi, là người bản quán Hồ Nam, một tỉnh miền núi ở miền nam. Cô xin dùng tên giả để tránh sự chú ý. Cô nói, “Tôi đã giảm ký, đó là một cách để xóa bỏ những nỗi thất vọng của tôi. Điều tôi đang tìm kiếm là một cảm giác nào đó của sự trọn vẹn.”

Khi rốt cuộc cô nói với mẹ cô, cô coi đó là một bản cáo trạng công khai về cách thức làm cha mẹ của bà. Hiện thời He Yi điều hành một nhóm thông tin về chứng rối loạn ăn uống trên mạng internet, với khoảng 12,000 ghi tên theo dõi, và mới đi sang Hoa Kỳ để học về công tác xã hội chẩn y.

Cô nói, “Khi bạn nói với người ta rằng bạn có những khuyết tật, bạn sẽ có được sự hiểu biết. Nhưng khi nói chứng rối loạn ăn uống, thì họ nói, Cái gì?”

Trung Quốc có một lịch sử rối rắm với hình dáng thân thể. Trong nhiều thế kỷ, nước này đặt lên hàng ưu tiên những nét mảnh mai và tục bó chân làm nát xương. Nhưng triều đại nhà Đường ưa chuộng những loại thân thể to lớn hơn. Một trong những người đẹp được tôn kính nhất của họ, Dương Quý Phi, có những đường phình ra nơi bụng.

Và ít người tập trung vào hình ảnh cơ thể vào đầu thập niên 1960, khi lãnh đạo Trung Quốc Mao Trạch Đông cố gắng nhưng thất bại trong việc kỹ nghệ hóa đất nước, dẫn tới nạn đói tràn lan. Những thế hệ già hơn đánh đồng việc ăn uống với sự an lạc.

Zhang Darong là một giáo sư y khoa tại Đại Học Bắc Kinh, và là một chuyên gia hàng đầu của Trung Quốc về các chứng rối loạn ăn uống. Bà nói, “Việc theo đuổi của một loại thân thể nào đó, hoặc một kiểu dáng khuôn mặt nào đó đang gây nhiều tổn hại cho giới trẻ. Đó không nhất thiết là yếu tố quyết định, nhưng chắc chắn là một yếu tố góp phần.”

Bà cũng nối kết liên kết sự lây lan của căn bệnh này với “nền văn hóa của sự thành công cá nhân.”
Bà Zhang giúp đỡ tại một bệnh viện tư nhân sáng trọng mới tinh, ở mạn tây bắc Bắc Kinh, gần nơi yên tĩnh râm mát của khu vườn ngự uyển Hương Sơn. Những chiếc ghế massage, một trung tâm thể dục thẩm mỹ, và tiệm cà phê, tạo nên vầng hào quang cho một khách sạn sang trọng. Bệnh viện Yining Bắc Kinh phục vụ cho những thân chủ nào sẵn sàng trả tiền cho các dịch vụ sức khỏe tâm thần phẩm chất cao, trong số đó không ít người mắc chứng rối loạn ăn uống.

Khi bà bắt đầu tập trung vào vấn đề này trong thập niên 1980, các chuyên gia ngoại quốc thắc mắc không biết ở ngay cả Trung Quốc có những chứng rối loạn ăn uống hay không, theo bà Zhang cho biết. Bà nói, “Họ tin rằng đó là một tình trạng của Tây Phương. Họ tin rằng trước tiên người Trung Hoa rất gầy.”
Họ không còn thắc mắc như thế nữa.

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT