Hôn Nhân, Cuộc Sống

Chọn bác sĩ cho em bé của bạn

Sunday, 28/06/2015 - 09:53:13

Bác Sĩ David S. Geller làm việc tại bệnh viện nhi khoa ở Bedford, Massachusetts, và là một giảng viên chẩn y về nhi khoa tại Trường Y Khoa Harvard, nói rằng những người làm cha mẹ lần đầu tiên đều có thể cảm thấy như thể họ đang quấy rầy bác sĩ nhi khoa của họ, nhưng họ không nên nghĩ như vậy.

Lựa chọn một bác sĩ cho em bé là điều mà nhiều bậc cha mẹ không nghĩ đến nhiều. Họ bỏ ra hàng giờ đồng hồ để chọn một cái nôi, và đẩy một chục chiếc xe đẩy khác nhau trước khi quyết định chọn một chiếc. Thế nhưng hầu như họ không xem xét nhân vật sẽ là một phần quan trọng trong sự phát triển của con mình.

Nhưng không có gì có thể quan trọng hơn. Vị bác sĩ cung cấp cho em bé loạt chủng ngừa đầu tiên của bé cũng rất có thể chính là vị bác sĩ chăm sóc sức khỏe cho bé sau này trước khi nó lên đại học.
Bạn bè, bác sĩ riêng của bạn, các bác sĩ sản khoa, hoặc các nữ y tá hộ sinh, là những người tốt để bạn hỏi ý kiến. Nhưng ngay cả khi người bạn tốt nhất của bạn cho bác sĩ của con mình một sự đánh giá hiếm hoi, thì bạn và người phối ngẫu của bạn nên đích thân hỏi bác sĩ ấy. Tại buổi gặp gỡ ban đầu, bản năng của bạn có thể sẽ cho bạn biết vị bác sĩ ấy có phù hợp với con mình hay không, nếu ông/bà ấy là loại bác sĩ làm cho bạn cảm thấy thoải mái khi đặt bất cứ câu hỏi nào.
Một phụ nữ tên Linda, 36 tuổi, đã học một bài học rất khổ sở về những gì có thể xảy ra khi không có sự phù hợp ấy. Sau khi chuyển từ New York sang Duyên Hải Miền Tây nước Mỹ, bà đã đưa đứa con gái của mình, lúc ấy mới 1 tuổi, tên là Caterina, tới một phòng mạch được ưa chuộng ở San Francisco. Chỉ cách hai phút sau khi gặp bà, bác sĩ nhi khoa làm một cuộc đánh giá vội vàng về cơn ho dai dẳng của con gái bà. Điều làm cho bà băn khoăn nhất là cách thức hấp tấp của vị bác sĩ nhi khoa ấy, và việc ông từ chối dừng lại đủ lâu để lắng nghe bà nói.
Bà nói rằng sự vội vàng ấy là lý do khiến cho ông ấy không thể nào chẩn đoán được một trường hợp tiến triển khá xa của chứng viêm thanh quản. Mười hai giờ đồng hồ sau đó, Caterina được đưa đến bệnh viện để điều trị hô hấp cấp cứu.
Bà Linda nói, “Ông bác sĩ thực sự không kể gì tới những điều tôi những gì tôi đã nói.”
Bác Sĩ David S. Geller làm việc tại bệnh viện nhi khoa ở Bedford, Massachusetts, và là một giảng viên chẩn y về nhi khoa tại Trường Y Khoa Harvard, nói rằng những người làm cha mẹ lần đầu tiên đều có thể cảm thấy như thể họ đang quấy rầy bác sĩ nhi khoa của họ, nhưng họ không nên nghĩ như vậy.
Ông nói, “Không có cái gì là một câu hỏi ngu ngốc. Nếu bạn cảm thấy như là bạn không thể thực sự nói chuyện với bác sĩ, thì đó là một mối quan hệ vô ích.”


Một số câu tốt để hỏi là gì?

Các nhân viên của bác sĩ có thể trả lời nhiều câu hỏi căn bản, bao gồm cả những câu hỏi về bảo hiểm và thanh toán tiền bạc. Thay vì gọi vào buổi sáng khi họ đang bận rộn, bạn hãy gọi vào buổi chiều, và đặt câu hỏi khi có một người nào đó trong văn phòng có thể dành một vài phút để trả lời các câu bạn hỏi. Trong số các thông tin bạn sẽ có thể nhận được trên điện thoại:
- Việc lấy hẹn, chuyện bác sĩ có sẵn hay không qua điện thoại và / hoặc email, và các loại kế hoạch bảo hiểm mà họ chấp nhận (thông tin này cũng có thể lấy được trên mạng).
- Thủ tục thanh toán hóa đơn. Nếu phòng mạch không nhận bảo hiểm của bạn, hãy hỏi về các khoản lệ phí. (Hãy kiểm tra với công ty bảo hiểm của bạn trước, để tìm hiểu xem bạn sẽ được hoàn trả tiền hay không).
- Các giờ văn phòng làm việc. Phòng mạch có mở cửa hay không vào buổi sáng sớm, buổi tối hoặc ngày cuối tuần? Và những giờ ấy có sẵn cho trẻ em khỏe mạnh tới khám, hay là chỉ dành riêng cho các các em bị bệnh? Văn phòng có những giờ dành cho việc gọi điện thoại hay không? (Một số bác sĩ nhi khoa có một thời gian cụ thể mỗi ngày, trong đó họ có sẵn trực tiếp qua điện thoại).
- Các cuộc gọi điện thoại và tin nhắn. Nói chung, phải mất bao lâu thì mới nhận được hồi đáp cho một cú gọi điện thoại? Bác sĩ hoặc một y tá sẽ gọi lại không? Đừng giả định rằng các y tá và các chuyên viên y tế khác trong văn phòng của bác sĩ của bạn đều không đủ tư cách để trả lời các câu hỏi của bạn, nhưng nếu bạn muốn nói chuyện với bác sĩ, thì bạn cần phải có cách tiếp cận với ông/bà ấy.
- Các kỳ nghỉ và ngày lễ. Làm thế nào cuộc gọi điện thoại của bạn sẽ được giải quyết, khi phòng mạch đóng cửa, hoặc khi bác sĩ đang đi nghỉ? Ai sẽ thay cho bác sĩ khi ông/bà ấy đi nghỉ?
- Chăm sóc y tế khẩn cấp. Những trường hợp khẩn cấp được giải quyết ra sao? Bác sĩ ấy có đặc quyền tại (những) bệnh viện nào? Bạn sẽ phải nhờ một máy nhắn tin hoặc dịch vụ trả lời? Bác sĩ sẽ gặp bạn tại bệnh viện, nếu có trường hợp khẩn cấp?

 Khi đến phòng mạch của bác sĩ, tôi nên để ý đến những gì?

Khi bạn đến phòng mạch lần đầu tiên, hãy chú ý đến lề lối làm việc ở đó. Các nhân viên văn phòng phía trước có lịch sự hay không khi bạn đến? Họ có vẻ niềm nở hay không với những gia đình khác trong phòng đợi?
Hãy chú ý xem các trẻ em bị bệnh có được đưa nhanh vào phòng khám hay không, để giảm thiểu sự lây lan của vi trùng. Một phòng mạch cũng có những khu vực chờ đợi riêng biệt cho trẻ em bị bệnh. Nhưng đây là một sự sắp xếp hiếm hoi, vì bất kể bệnh con mình ra sao, không có cha mẹ nào muốn cho con mình phải chờ đợi trong các phòng “bệnh” với người khác. Nếu bạn cảm thấy thoải mái để làm điều đó, hãy hỏi một cặp cha mẹ họ thích và không thích những gì về phòng mạch ấy. Bạn cũng có thể xem những bản đánh giá trên mạng. Nhưng cuối cùng, hãy tin vào bản năng của mình.

Tôi nên hỏi bác sĩ một số câu nào về triết lý sống của ông/bà ấy?

Nếu bạn hài lòng với những câu trả lời cho vòng câu hỏi đầu tiên của bạn về, hãy hỏi xem bạn có thể sắp xếp một chuyến thăm làm quen với bác sĩ ấy hay không. Một số bác sĩ không tính tiền cho cuộc phỏng vấn sơ khởi này, nhưng nhiều bác sĩ tính tiền về những gì họ thực hiện trong một chuyến tới thăm phòng mạch.
Cuộc phỏng vấn sẽ đem lại cho bạn một cảm giác về triết lý và các chính sách của vị bác sĩ ấy, về việc trị bệnh và nuôi con. Bạn có thể hỏi bác sĩ về cách thức ông/bà ấy làm những chuyến thăm các em bé khỏe mạnh tốt, hoặc đối trị những điều kiện cụ thể mà bạn quan tâm, lập trường của ông/bà ấy về trụ sinh, kê toa những món thuốc làm thay đổi tâm lý (psychoactive) thần, hoặc hỏi về chuyện bác sĩ có sẵn sàng để giới thiệu con bạn đến một chuyên gia hay không.
Quan trọng nhất, cuộc phỏng vấn sẽ mang lại cho bạn một cảm giác về mối quan hệ mà bạn có thể phát triển với bác sĩ, cách thức bác sĩ giải quyết mối quan tâm của bạn, và cách thức thấu đáo mà ông/bà ấy trả lời câu hỏi của bạn. Bạn sẽ biết mình có cảm thấy thoải mái hay không với bác sĩ nhi khoa, hoặc bác sĩ gia đình, và với phòng mạch. Phòng mạch này nên có một phòng đợi, trong đó có những thứ đồ chơi và sách vở để làm cho các trẻ em bận rộn, cũng như các tập tài liệu giáo dục và tài liệu quảng cáo.

Nữ Bác Sĩ Mary L. Gavi tại bệnh viện nhi khoa Alfred I duPont ở Wilmington, Delaware, và một biên tập viên y tế cho KidsHealth.org, có nói, “Các bác sĩ nên nghe và tôn trọng những mối quan tâm của các bệnh nhân của họ, thay vì nói điều đó thật buồn cười. Nếu các cha mẹ muốn biết những ưu và khuyết điểm của một cách điều trị nào đó, bác sĩ cần phải cởi mở để thảo luận về chuyện đó.”
Sau đây là một số vấn đề mà bạn có thể muốn thảo luận với bác sĩ tiềm năng cho trẻ em của bạn:
Lập trường của bác sĩ là gì về chuyện cho con bú sữa mẹ? về chuyện cắt bao quy đầu?
Bác sĩ cảm thấy như thế nào về việc sử dụng thuốc trụ sinh theo thông lệ?
Lập trường của bác sĩ là gì về chuyện ngủ chung?
Bác sĩ cảm thấy như thế nào về chuyện trẻ em theo lối ăn kiêng?
Nếu tôi quyết định tham khảo ý kiến của những người thực hành y khoa thay thế, thì điều này có làm cho bác sĩ khó chịu hay không?
Nếu con tôi bị các khuyết tật, bác sĩ sẽ có thể giải quyết chúng hay không, hoặc sẵn sàng hay không để giúp tôi tìm các chuyên gia, nếu bác sĩ có thể giúp?
Đây là tất cả những vấn đề mà có thể gây ra căng thẳng giữa bác sĩ và cha mẹ. Thậm chí nếu bạn và bác sĩ của con bạn không đồng ý với nhau về mọi vấn đề, bạn vẫn có thể làm cho mối quan hệ cộng tác đem lại hiệu quả. Những điều tốt hơn là biết ngay từ đầu rằng các triết lý của bạn và bác sĩ có giống nhau hay không. Geller nói, “Bao lâu quý vị tôn trọng lẫn nhau và có thể truyền thông những điều khác nhau, thì quý vị sẽ có thể có một mối quan hệ.”
Bất kể bạn đang ở trong một khu vực nông thôn hoặc không được phục vụ đúng mức hay không, thì bạn có thể muốn xem xét việc đưa con mình tới một bác sĩ gia đình, hoặc tới một y tá nhi khoa. Các chuyên gia y tế này được đào tạo để giải quyết những chứng bệnh thông thường của trẻ em. Họ biết khi nào họ nên chuyển bệnh nhân đến các bác sĩ nhi khoa hoặc các chuyên gia khác, theo Gavin cho biết. Các y tá nhi khoa hành nghề dưới sự giám sát của một bác sĩ, để cung cấp những hướng dẫn cho các trường hợp khó khăn hơn. Bác sĩ này có thể hoặc không thể có mặt trong phòng mạch ấy.
Tôi có thể mong đợi gì trong mấy lần đầu tiên đến gặp bác sĩ của em bé mới của tôi?
Trong năm đầu tiên của cuộc đời em bé, có lẽ bạn sẽ gặp bác sĩ của bé nhiều hơn so với bất cứ lúc nào khác. Lần khám đầu tiên của bé sẽ được thực hiện ngay sau khi bé được sinh ra. Sau đó, bé sẽ đến thăm bác sĩ hàng tháng, hoặc hai tháng một lần, cho đến ngày sinh nhật đầu tiên của bé (nhưng hãy nhớ rằng bác sĩ của con bạn có thể làm những việc ấy theo trên một lịch hơi khác). Sau đây là những việc mà bác sĩ của con bạn nên làm, trong chuyến đến khám theo thường lệ:
Tiêm các thứ thuốc chủng ngừa (trong những khoảng thời gian cụ thể)
Đo chiều cao, trọng lượng và chu vi của đầu em bé
Đánh giá thị giác và thính giác của bé
Đánh giá mức phát triển thể lý, vận động và nhận thức của bé (Chuyện này bao gồm việc hỏi bạn những câu hỏi về các hoạt động của em bé)
Thảo luận về những thói quen ăn uống và ngủ nghỉ của bé
Hỏi bạn về bất kỳ mối lo lắng đặc biệt nào mà bạn có thể có.

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT