Hoa Kỳ

Chính phủ giảm số di dân theo chương trình bảo vệ tạm thời

Tuesday, 09/01/2018 - 07:51:31

Chương trình TPS của Nepal sẽ hết hạn vào cuối tháng 6, 2018. Honduras, đất nước Trung Mỹ, được trao TPS từ rất lâu, khi cơn bão cấp 5 Mitch tàn phá nước này vào tháng 10, 1998. Chương trình TPS của Honduras sẽ hết hạn vào đầu tháng 7, 2018.

HOA THỊNH ĐỐN - Chính phủ Trump đã giảm đáng kể số người được nhập cư theo chương trình Bảo Vệ Tạm Thời TPS, vốn cho phép di dân được sống và làm việc hợp pháp tại Hoa Kỳ. TPS là một dạng chương trình nhân đạo, hỗ trợ những người gặp khó khăn tại các quốc gia bị tàn phá bởi chiến tranh hoặc thiên tai. Dưới thời chính phủ Trump, Bộ Nội An đã thông báo kết thúc TPS đối với di dân từ các nước EL Salvador, Haiti, Sudan, và Nicaragua.
Trong năm 2018, Bộ Nội An sẽ tiếp tục xem xét việc gia hạn hay kết thúc TPS đối với 5 quốc gia khác là Syria, Nepal, Honduras, Yemen, và Somalia. Khoảng 435,000 người từ 10 quốc gia đang sống tại Hoa Kỳ theo chương trình TPS, theo thống kê mới nhất của Sở Di Trú. Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng con số thật sự là thấp hơn, do một số người không còn tham gia chương trình này vì tình trạng di trú của họ đã thay đổi, hoặc họ đã rời Hoa Kỳ. Tuy nhiên, bất kể con số chính xác là bao nhiêu, hàng chục ngàn người vẫn có nguy cơ mất TPS trong các năm tới, khiến họ có nguy cơ bị trục xuất nếu không chịu rời Hoa Kỳ.
Các nước Syria, Yemen, và Somalia, được cung cấp chương trình TPS do cuộc nội chiến kéo dài tại đây. TPS cho Syria sẽ hết hạn vào cuối tháng 3, trong khi TPS cho Yemen và Somalia hết hạn vào cuối tháng 9, 2018. Nepal, quốc gia nhỏ bé của châu Á, được cung cấp chương trình TPS sau khi trận động đất 7.8 độ giết chết hơn 8,000 người dân nước này vào tháng 4, 2015. Chương trình TPS của Nepal sẽ hết hạn vào cuối tháng 6, 2018. Honduras, đất nước Trung Mỹ, được trao TPS từ rất lâu, khi cơn bão cấp 5 Mitch tàn phá nước này vào tháng 10, 1998. Chương trình TPS của Honduras sẽ hết hạn vào đầu tháng 7, 2018.


Mỹ tố Trung Cộng khiêu khích trên biển Đông
HOA THỊNH ĐỐN - Một cố vấn hàng đầu của Hoa Kỳ về chính sách châu Á vừa cáo buộc Trung Quốc có những hành động quân sự hóa mang tính khiêu khích tại các vùng tranh chấp trên biển Đông, và nói rằng Washington sẽ tiếp tục gởi tàu đến khu vực này để thực hiện các chuyến tuần tra tự do hàng hải. Ông Brian Hook, cố vấn cao cấp của Ngoại Trưởng Rex Tillerson, hôm thứ Ba nói rằng vấn đề biển Đông đã được nhắc đến trong mọi cuộc đối thoại ngoại giao giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Tuyên bố của ông Hook được đưa ra sau khi Trung Quốc tiếp tục việc xây dựng trong vùng biển tranh chấp, bao gồm cả việc lắp đặt radar tần số cao và nhiều cơ sở khác có thể dùng cho mục đích quân sự. Ông Hook nói, sự khiêu khích quân sự của Trung Quốc trên biển Đông là hành động chống lại luật pháp quốc tế. Ông cũng cáo buộc Bắc Kinh đang dồn ép các nước nhỏ theo hướng gây căng thẳng cho tình hình toàn cầu.
Ông Hook khẳng định Hoa Kỳ sẽ tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ tự do hàng hải, với các hành trình trên biển và trên không, tại mọi nơi được luật quốc tế cho phép. Vào năm ngoái, hãng truyền thông nhà nước Trung Quốc đã ca ngợi việc xây dựng trên biển Đông, và cho biết các dự án này bao phủ trên diện tích khoảng 290,000 mét vuông. Tổ chức minh bạch hàng hải châu Á, có trụ sở tại Hoa Kỳ, vào tháng 12 cho biết, Trung Quốc đã thiết lập dàn radar tần số cao trên đảo Fiery Cross, và xây hầm ngầm có thể chứa vũ khí trên đảo Subi, hai đảo nhỏ thuộc quần đảo Trường Sa.

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT