Hoa Kỳ

Chiến tranh thương mại Mỹ-Tàu sẽ ảnh hưởng các nước Á châu

Saturday, 30/06/2018 - 08:17:26

Các công ty trên đảo quốc này đang bắt đầu lo lắng. Foxconn - công ty công nghệ hàng đầu của Đài Loan và là hãng chính cung cấp cho Apple (AAPL) - trong tuần qua báo động rằng một cuộc chiến thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc là mối thách thức lớn nhất mà họ gặp phải.


Tổng Thống Donald Trump đang nói chuyện với Chủ Tịch Terry Gou của Foxconn tại xưởng mới của Foxconn tại Mount Pleasant, tiểu bang Wisconsin. Cuộc chiến thương mại giữa Hoa Kỳ với với Trung Quốc sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của Foxconn tại Á Châu. (Getty Images)

Hậu quả tai hại do một cuộc chiến thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ làm tổn thương các nền kinh tế khác ở Á Châu, nhất là các nước cung cấp bộ phận để lắp thành sản phẩm tại Trung Quốc để được xuất cảng qua Mỹ.


Từ ngày đắc cử, Tổng Thống Donald Trump tố cáo Trung Quốc đã thực hành phương pháp mậu dịch không sòng phẳng. Ông cũng đang đe dọa đưa ra những mức thuế mới đánh vào hàng xuất cảng trị giá $450 tỷ từ Trung Quốc. Nền kinh tế lớn thứ nhì trên thế giới này thề quyết trả đũa.

Thêm một vụ trả đũa giữa hai nước sẽ khiến cho tình hình càng tệ hơn nữa, và là tin không vui cho các nước xuất cảng lớn như Đài Loan, Nam Hàn và Mã Lai Á. Những nước này bán cho Trung Quốc những thứ hàng hóa được dùng để sản xuất các sản phẩm được xuất cảng sang Mỹ – từ xe cho tới hàng điện tử dành cho giới tiêu thụ.

Hoạt động thương mại đan xen này rất quan trọng đối với các nền kinh tế khu vực, theo các chuyên gia nói.
Ông Stephen Schwartz, giám đốc phân ban nợ Á Châu-Thái Bình Dương tại cơ quan xếp hạng Fitch, nói, “Á Châu là một khu vực phụ thuộc vào xuất cảng. Và đối với nhiều nền kinh tế, hàng hóa xuất cảng là một động cơ cho việc tăng trưởng. Chắc chắn rằng nếu cuộc chiến leo thang, nó sẽ gây tác động vật chất tới khu vực này.”
Các linh kiện công nghệ như chip máy điện toán là một trong những sản phẩm dễ bị ảnh hưởng nhất bởi tình trạng hỗn loạn thương mại. Điều đó có thể đưa đảo quốc Đài Loan vào một vị trí bấp bênh, nếu cuộc chiến Mỹ-Trung tăng cường độ.

Đài Loan là một nguồn lớn chuyên cung cấp linh kiện cho Trung Hoa lục địa. Ở đây những linh kiến đó được dùng để sản xuất ra máy điện thoại thông minh và những thiết bị điện tử khác. Trong số đó có nhiều thiết bị được vận chuyển để bán ở Mỹ. Tính tổng cộng, những hàng xuất cảng này chiếm gần 2% trong tổng sản phẩm quốc nội của Đài Loan, theo công ty nghiên cứu Capital Economics cho biết.

Đài Loan “sẽ mất nhiều nhất” trong một cuộc chiến thương mại, theo nhà kinh tế học cao cấp về Á Châu Gareth Leather nói. Nếu nhu cầu giảm bớt đối với điện thoại thông minh của Trung Quốc, nhu cầu cần linh kiện Đài Loan cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Các công ty trên đảo quốc này đang bắt đầu lo lắng. Foxconn - công ty công nghệ hàng đầu của Đài Loan và là hãng chính cung cấp cho Apple (AAPL) - trong tuần qua báo động rằng một cuộc chiến thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc là mối thách thức lớn nhất mà họ gặp phải.

Nam Hàn có hai thị trường xuất cảnh hàng đầu là Trung Quốc và Hoa Kỳ, do đó có thể là một nạn nhân lớn khác. Giống như Đài Loan, Nam Hàn bán các linh kiện công nghệ cho Trung Quốc, cuối cùng được dùng trong các sản phẩm xuất cảng sang Mỹ. Cổ phiếu của hai hãng sản xuất chip của Nam Hàn -Samsung Electronics (SSNLF) và SK Hynix - đã sụt giảm trong những tuần gần đây.

Các công ty ở Mã Lai Á và Tân Gia Ba cũng có thể bị ảnh hưởng. Cả hai nước này đều là những nguồn lớn xuất cảng sang Trung Quốc các linh kiện điện tử và những thứ hàng hóa khác đi vào sản phẩm dành cho Hoa Kỳ.
Cho đến nay Mỹ loan báo mức thuế 25% đánh vào hàng xuất cảng của Trung Quốc trị giá $50 tỷ. Đợt đầu tiên của mức thuế này sẽ có hiệu lực vào ngày 6 tháng Bảy. Tác động của những biện pháp đó sẽ bị hạn chế trong thời gian tới. Christopher Rogers, nhà phân tích tại công ty nghiên cứu thương mại toàn cầu Panjiva, nói như vậy.

Nhưng nếu ông Trump thực hiện lời ông đe dọa sẽ phản công lại việc trả đũa, mà Trung Quốc hứa sẽ làm, bằng cách đánh thuế suất 10% vào thêm số hàng xuất cảng của Trung Quốc trị giá $200 tỷ, thì điều đó có thể lan rộng ra khắp các nền kinh tế Á Châu. Trong kịch bản đó, “điều không thể nào tránh khỏi là hàng hóa được sản xuất sẽ bị ảnh hưởng,” theo ông Rogers nói.

Các cơ sở kinh quanh khu vực này sẽ cảm nhận được những sức tác động đó.
Ông nói thêm, “Rõ ràng có một nhược điểm, nếu mọi người cần phải suy nghĩ lại về những địa điểm sản xuất của họ và những chiến lược tìm nguồn cung ứng,” theo Tsang từ Bain nói. Các công ty trong những chuỗi sản xuất ô tô và cung ứng đồ điện tử cá nhân đều có thể thấy lợi nhuận của họ bị ảnh hưởng.

Trong lúc đó, các phân tích gia nói rằng một số công ty ở Á Châu đang tìm cách chuyển thêm nhiều công việc sản xuất sang những vùng khác trong khu vực, như Thái Lan và Việt Nam, để tìm cách làm giảm mức độ nguy cơ họ gặp phải do những mức thuế đánh vào Trung Quốc.

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT