Thế Giới

Cha bị giam, con gái bị công an Trung Cộng theo dõi tận bên Anh

Friday, 30/12/2016 - 08:48:03

Chính phủ Anh đã hai lần nêu lên những mối quan ngại về vấn đề các nhà sách ấy, trong bản phúc trình lục cá nguyệt của họ về Hồng Kông. Và báo Telegraph hiểu rằng các nhà ngoại giao tìm cách tiếp cận với ông Bo khi ông bị giam giữ.

Cô Angela Gui tranh đấu cho cha, Gui Minhai (bên trái), và những người như ông được Trung Cộng trả tự do. (CNN, WSJ)

 

Con gái của một người bán sách ở Hồng Kông, bị nhà chức trách Trung Quốc giam giữ, nói rằng cô không cảm thấy an toàn ở nước Anh, và lo sợ rằng cô đang bị theo dõi.

Angela Gui, một người Thụy Điển đang học tại Đại Học Warwick, nói rằng cô bắt đầu cảm thấy “lo lắng” vì một sự việc bí ẩn, khi cô bị đối đầu bởi một nhóm người Trung Hoa.

Cô gái 22 tuổi này vận động cho việc trả tự do cho cha cô là ông Gui Minhai. Ông xuất hiện trong trại giam ở Trung Quốc hồi tháng Giêng, sau khi ông “biến mất” từ ngôi nhà kỳ nghỉ của ông ở Thái Lan, cách đây một năm.

Ông Gui, một người xuất bản sách, và bốn đồng nghiệp bán sách của ông, từng lên tiếng chỉ trích kịch liệt các nhà lãnh đạo Bắc Kinh. Việc họ bị bắt giam giữ làm cho cả thế giới lo ngại rằng Trung Quốc bắt cóc những người chống đối, từ bên ngoài biên giới của họ.

Vụ giam giữ cũng làm tăng những mối lo ngại về việc Trung Quốc siết chặt việc kiểm soát Hồng Kông. Việc này tái xuất hiện một lần nửa trước đó trong tuần này, khi Bắc Kinh ngăn cản hai chính trị gia ủng hộ nền độc lập, không cho họ nhậm chức tại nghị viện của thành phố này.

Cô Gui cho biết ba người đàn ông Trung Hoa đã tiến lại gần cô, trong tháng qua tại thành phố Frankfurt ở nước Đức, nơi cô đang tham dự một hội chợ sách.

Cô đã thu xếp một cách kín đáo thông qua email để gặp một người bạn, tại một địa điểm hẻo lánh nằm xa nơi diễn ra hội chợ sách.

Khi cô đến đó, nhóm người Trung Quốc tiến thẳng tới trước mặt cô, và bắt đầu chụp ảnh bằng máy camera ảnh DSLR lớn, trước khi nhảy lên một chiếc minivan có cửa sổ màu tối.

Cô Gui nói với báo Telegraph, “Họ nhìn thẳng vào tôi. Phóng lớn ống kính vào ngay tôi. Tôi nhìn lại phía sau, nhưng không có gì cả, vì vậy có thể nói họ rằng đang chỉ thẳng vào mặt tôi. Việc họ tình cờ có mặt ở đó ngay khi tôi đến

là điều rất kỳ lạ. Họ đang tiếng Quan Thoại, nên họ phải là người Trung Quốc đại lục. Họ biết chính xác khi nào tôi sẽ có mặt tại địa điểm ấy, mà tôi nghĩ là hơi dễ sợ.”

Cô Gui trở nên khá nổi tiếng trong giới hoạt động nhân quyền, và trong giới truyền thông ở Hồng Kông bán tự trị, nơi mà người ta nói tiếng Quảng Đông, chứ không phải nói tiếng Quan Thoại.

Nhưng cô không được biết ở Trung Quốc lục địa, vì cô chưa bao giờ xuất hiện trên truyền thông trong nước, bị Bắc Kinh kiểm soát chặt chẽ.

Cô Gui lo ngại rằng cuộc vận động của cô, nhằm gây tập trung chú ý vào việc giam giữ cha cô, đã làm nhà chức trách Trung Quốc nổi giận. Cô cũng lo sợ rằng sự việc xảy ra ở Frankfurt đã được dàn dựng, “để gửi tín hiệu nói rằng tôi đang bị theo dõi”.

Cô sinh viên bậc cao học này cũng cho biết rằng cô nhận thấy trương mục email của cô thường bị tin tặc tấn công, vì nhiều tin nhắn được tự động chuyển tiếp.

Ông Gui Min, người có passport Thụy Điển, bị giam giữ từ một năm nay. Việc này gây ra sự phẫn nộ quốc tế, mà cao điểm là khi ông bị điệu lên trên truyền hình Trung Quốc trong tháng Giêng, để “thú nhận” rằng ông đã trở về Trung Quốc theo ý muốn của ông.

Ông Gui khóc lóc nói rằng ông tìm cách nộp mình cho nhà chức trách đại lục, vì một tai nạn đụng xe gây chết người rồi bỏ chạy, mà ông đã dính líu cách đây hơn mười năm.

Lời tường thuật đó làm cho nhiều người quan sát thắc mắc. Trong một phiên điều trần tại Quốc Hội Hoa Kỳ ở Washington hồi tháng Năm, cô Gui nói rằng cộng đồng quốc tế nên gây áp lực trên Bắc Kinh, vì việc họ thực hiện “những hoạt động bất hợp pháp trên đất ngoại quốc”.

Một trong những đồng nghiệp của ông Gui là Lee Bo, một người giữ hộ chiếu Anh. Người ta nghĩ rằng ông Lee đã bị bắt cóc từ Hồng Kông, một thành phố được giả định là có quyền tự trị hợp pháp khỏi Trung Quốc, theo những thỏa thuận được ký kết bởi Anh Quốc.

Tuy nhiên, cô Gui nói rằng bất chấp trách nhiệm của nước Anh đối với việc bảo đảm các quyền tự do tại cựu thuộc địa của Anh, cô đã nhận được sự trợ giúp ít ỏi từ các chính trị gia Anh.
Cô nói, “Tôi thực sự nhận được sự quan tâm từ người Anh rất ít đến độ gây ngạc nhiên một chút. Điều đó làm cho tôi thất vọng.”

Chính phủ Anh đã hai lần nêu lên những mối quan ngại về vấn đề các nhà sách ấy, trong bản phúc trình lục cá nguyệt của họ về Hồng Kông. Và báo Telegraph hiểu rằng các nhà ngoại giao tìm cách tiếp cận với ông Bo khi ông bị giam giữ.

Tất cả những người bán sách ấy, ngoại trừ ông Gui, đều đã được phóng thích trước đó trong năm nay, và đã trở về Hồng Kông. Trong số đó, có ba vẫn giữ im lặng. Các nhà quan sát tin rằng họ đã bị Bắc Kinh uy hiếp, nên không dám nói chuyện với giới truyền thông.
Những cú gọi điện thoại của báo Telegraph cho gia đình của ông Gui ở Ninh Ba, thành phố quê hương của ông, cũng gợi ý cho thấy rằng họ đang bị theo dõi bởi các quan chức an ninh Trung Quốc, nên họ quá sợ hãi không dám nói chuyện.

Cô Gui nói rằng những kinh nghiệm gần đây của cô đã khiến cho cô thay đổi cách thức cô nhìn cuộc sống của cô ở nước Anh.

Cô nói, “Bây giờ tôi thận trọng hơn nhiều. Tôi cảm thấy không thoải mái khi đi bộ một mình, đặc biệt là vào ban đêm. Cảm giác bị theo dõi, đặc biệt sau vụ xảy ra ở Frankfurt này, đã làm thay đổi cách thức người ta quan hệ với môi trường xung quanh. Tôi không thích tự lo liệu, và tôi đang suy nghĩ về việc dời chỗ ở. Điều đó làm cho tôi lo lắng rằng người ta có thể biết nơi tôi đang sống.”

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT