Thế Giới

Cặp khỉ sinh đôi theo phương pháp tạo sinh vô tính cừu Dolly

Thursday, 01/02/2018 - 08:38:18

Đây là kỳ công đầu tiên với các động vật linh trưởng không phải là con người. Mặc dù có những hạn chế, việc này có thể dẫn đến nhiều lứa khỉ đồng bộ về mặt di truyền để dùng trong các cuộc nghiên cứu y sinh học.


Hai con khỉ được tạo sinh trong phòng nghiên cứu tại Trung Quốc.


THƯỢNG HẢI - Các khoa học gia Trung Hoa đã tạo ra hai con khỉ đuôi dài giống hệt nhau về mặt di truyền, bằng cách dùng kỹ thuật tạo sinh vô tính (clone) từng đem lại cho loài người con cừu Dolly, động vật hữu nhũ đầu tiên được nhân bản trên thế giới.

Đây là kỳ công đầu tiên với các động vật linh trưởng không phải là con người. Mặc dù có những hạn chế, việc này có thể dẫn đến nhiều lứa khỉ đồng bộ về mặt di truyền để dùng trong các cuộc nghiên cứu y sinh học.

Những nỗ lực trước đây nhằm tạo sinh những con khỉ thông qua phương pháp Dolly, còn được gọi là SCNT, tức phương pháp tạo ra phôi sống được từ một tế bào cơ thể và một tế bào noãn. Nhưng những con khỉ đó không lớn nổi để trở thành những con vật khỏe mạnh.

Kỹ thuật này bắt đầu bằng việc lấy hạt nhân của một tế bào từ một mô giống như da, rồi chèn hạt nhân đó vào một cái trứng động vật mà hạt nhân DNA đã bị loại bỏ. Sau đó việc kết hợp này được xử liệu bằng các enzyme đưa nó trở lại trạng thái phôi giai đoạn đầu, mà từ đó nó có thể phân hóa thành từng loại tế bào trong cơ thể, giống như một cái trứng vừa mới được thụ tinh. Sau đó trứng được cấy vào một con thú mẹ mang thai giùm để phát triển.

Người cầm đầu công trình tạo khỉ là ông Mu-ming Poo, giám đốc Viện Khoa Học Thần Kinh ở Thượng Hải, thuộc Hàn Lâm Viện Khoa Học Trung Quốc.

Ông Poo nói rằng thành công phát xuất từ việc thích nghi một số kỹ thuật mới. Trong số đó có một loại kính hiển vi mới để xem các tế bào một cách rõ hơn, trong tiến trình xử liệu việc dùng một số hợp chất khuyến khích việc tái lập trình tế bào, chưa từng được dùng thử trên loài linh trưởng, theo họ cho biết trên tạo chí Cell.

Tuy nhiên, tỷ lệ thành công vẫn khá thấp: Chỉ có hai con khỉ sơ sinh khỏe mạnh được sinh ra từ hơn 60 khỉ mẹ mang thai giùm. Và các nhà nghiên cứu chỉ có thể tái lập trình các tế bào từ mô của thai khỉ, chứ không phải từ các tế bào đã lớn. Hai con khỉ mới sinh đó được đặt tên là Zhong Zhong (Trung Trung) và Hua Hua (Hoa Hoa), theo một từ ngữ trong tiếng Quan Thoại chỉ nước và dân Trung Hoa.

Theo ông Poo cho biết, phương pháp mới này có thể được điều chỉnh theo nhu cầu, và có thể tạo ra một số lượng lớn hơn của các con vật giống hệt về mặt di truyền, nhiều hơn so với kỹ thuật đầu tiên được dùng để nhân bản các động vật linh trưởng, một phương pháp đơn giản hơn được gọi là tách phôi. Ông cho biết thêm rằng việc kết hợp SCNT với việc chỉnh sửa di truyền thể sẽ cho phép các nhà nghiên cứu tạo ra những “mô hình linh trưởng lý tưởng không phải là con người, để nghiên cứu các cơ chế gây bệnh và sàng lọc thuốc men. Việc cải tiến các phương pháp của họ có thể dẫn đến những mức tỷ lệ thành công cao hơn, và thậm chí có thể dẫn tới khả năng dùng các mô trưởng thành.

Các nhà đạo đức lo ngại về hai con khỉ này. Hiện thời chưa được chứng minh đầy đủ rằng không có những cách nào khác thay thế việc dùng những con khỉ đuôi dài khỉ cho việc nghiên cứu như vậy.
Ông Poo thừa nhận rằng việc dùng động vật linh trưởng không phải là con người để nghiên cứu được chấp nhận ở Trung Quốc nhiều hơn ở Tây Phương. Nhưng ông nhấn mạnh rằng nhóm của ông đang theo những điều hướng dẫn quốc tế cho việc đối xử và chăm sóc mấy con khỉ của họ. Ông Poo nói, “Một khi chúng tôi chứng minh được tính cách hữu ích của khỉ được nhân bản trong việc chữa bệnh, tôi hy vọng các xã hội Tây Phương sẽ dần dần đổi ý.”

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT