Hoa Kỳ

California sẽ nóng thường xuyên hơn, vì khí hậu biến đổi

Tuesday, 10/07/2018 - 11:10:14

Mức cao 120 độ của ngày thứ Sáu của ở Chino là mức cao nhất từng được ghi nhận, bởi bất kỳ trạm thời tiết tự động nào trong khu vực xung quanh San Diego. Matt Lanza, một nhà khí tượng học tại Houston, viết trên Twitter, “Đối với tôi, mức này là hoàn toàn gây kinh ngạc.”


Sẽ còn nóng dài dài
Mặt trời lặn đằng sau những cột điện cao thế ở Rosemead, Nam California, ngày thứ Hai, 9 tháng 7, 2018. Mặc dù thời tiết đã bớt nóng nhiều độ so với mức kỷ lục trên 110 độ ngày thứ Sáu tuần qua, hàng ngàn người vẫn bị sống trong nhà bị cúp điện vì hậu quả của khí nóng mà các chuyên gia tiên đoán sẽ xảy ra thường hơn trong tương lai. (Frederic J. Brown/Getty Images)

Nhiệt độ đã tăng lên đến 110 độ F ở Nam California vào ngày thứ Sáu, xóa tan mọi loại kỷ lục về mức nóng xưa nay tại nơi đây, và hàng chục ngàn khách hàng bị mất điện. Nhiều người California đã đành chịu bất lực, nhà không có máy lạnh trong thời tiết nóng nhất mà nhiều người từng trải qua.

Các chuyên gia về khí hậu đã biết điều này đang đến, và đó có thể chỉ là khởi đầu cho những đợt nóng
Bà Katharine Hayhoe, một nhà khoa học khí hậu tại đại học Texas Tech  University, viết trên Twitter. “Chúng tôi đã nghiên cứu về hiện tượng này từ lâu rồi. Giờ đây những điều chúng tôi từng tiên đoán đã trở thành hiện thực.”

Trong năm 2006, bà Hayhoe và các đồng nghiệp đã đăng bài nghiên cứu “Khí hậu, Nhiệt Độ Cực Điểm và Nhu Cầu Điện Lực Ở California,” trong tạp chí Journal of Applied Meteorology and Climatology.
Bài nghiên cứu đó viết, “Trong thế kỷ 21, tần suất của các sự kiện nhiệt độ cực cao cho các thành phố lớn, ở California có rất nhiều máy lạnh, được dự đoán sẽ tăng nhanh.” Bài nghiên cứu báo động rằng khi nhiệt độ tăng vọt, nhu cầu điện sẽ vượt quá mức cung ứng.

Thời tiết vào ngày thứ Sáu, và những vụ mất điện do trời quá nóng gây ra, đã minh họa cho quan điểm của họ.

Vào chiều thứ Bảy, báo Los Angeles Times đưa tin, “Nhu cầu điện tăng vọt, do nhiệt độ lên tới cả trăm độ vào ngày thứ Sáu, đã gây ra những vụ cúp điện xung quanh Los Angeles, ảnh hưởng đến khoảng 34,500 nhà ở và cơ sở kinh doanh. Nhu cầu năng lượng cao nhất đã tăng lên tới 6,256 megawatts vào ngày thứ Sáu, phá kỷ lục tháng Bảy trước đó là 6,165 megawatt trong năm 2006.” Đó cũng là năm cuộc nghiên cứu của bà Hayhoe được công bố.

Nhiệt độ nóng phỏng da vào ngày thứ Sáu, quá sức chịu đứng của lưới điện, xảy ra trong bối cảnh những khối lượng không khí nóng có cưởng độ cao hơn, do khí hậu biến đổi gây ra.

Nhiều cuộc phân tích đã cho thấy rằng sức mạnh của các vòm nhiệt, tức là những khu vực phồng lên của áp suất cao là nguồn của những mức nhiệt độ cực cao, đã có xu hướng tăng lên trong những thập niên gần đây.

Một cuộc phân tích được thực hiện bởi các nhà khí tượng học thuộc Cơ Quan Khí Tượng Quốc Gia, ở đại học State College, Pennsylvania, và đại học Pennsylvania State University, đã tìm thấy một mức tăng cường độ của các vòm nhiệt, trên toàn thể Bắc Bán Cầu trong những tháng mùa hè từ năm 1979 đến năm 2010.

Cường độ của các vòm nhiệt được đánh giá bằng cách dùng một phép đo đạc được gọi là “chiều cao địa thế.” Đó là chiều cao trong khí quyển mà tại đó 500 millibars áp lực xảy ra. Mức áp suất này càng cao, thì trời càng nóng hơn, vì không khí nóng ít dày đặc hơn không khí lạnh và lấp đầy thêm nhiều không gian. Những vòm nhiệt mãnh liệt nhất, hết sức hiếm hoi, đều có chiều cao địa thế vượt quá 6,000 mét ở phần cốt lõi của chúng.

Vòm nhiệt vào ngày thứ Sáu vượt quá ngưỡng chiều cao địa thế 6,000 mét, tại một số địa điểm ở miền Tây Hoa Kỳ, và gần mức cao đó (5,940 mét hoặc cao hơn, như được cho thấy trong đường viền màu đỏ trong hình dưới đây) trên một khu vực trải dài từ Nam California tới đông bắc nước Mỹ thuộc vùng New England.

Chính vòm nhiệt này đã dẫn đến thời tiết nóng nhất từng được ghi nhận ở Denver và Montreal, nơi đã xảy ra hàng chục vụ thiệt mạng liên quan đến nhiệt.

Dữ liệu cho thấy các vòm nhiệt cực độ này đang trở nên thông thường hơn. Trong mùa hè năm ngoái, Ryan Maue, một nhà khí tượng học tại Weather.us, xem xét những dữ kiện có từ năm 1958, và thấy hầu hết các mái vòm nhiệt vượt ngưỡng 6,000 mét ở miền Tây Hoa Kỳ đều xảy ra từ năm 1983 - với đa số hình thành từ năm 1990.

Ông Maue nói với Capital Weather Gang rằng vì khí hậu nóng lên, “tôi đoán rằng ngưỡng 6,000 mét - mặc dù là một con số được vê tròn lại một cách võ đoán - lúc này bị vượt quá một cách dễ dàng.”
Vòm nhiệt khổng lồ này gây ra một loạt đáng kể gồm những kỷ lục nhiệt độ cao ở miền Nam California. Hầu hết các kỷ lục cho ngày 6 tháng Bảu đều bị xóa sạch, và khá ít trong số những mức nhiệt độ cao nhất đều là mức cao nhất cho tháng Bảy hoặc bất kỳ tháng nào trong năm, được gọi là các kỷ lục “mọi thời kỳ.”

Mức cao 120 độ của ngày thứ Sáu của ở Chino là mức cao nhất từng được ghi nhận, bởi bất kỳ trạm thời tiết tự động nào trong khu vực xung quanh San Diego. Matt Lanza, một nhà khí tượng học tại Houston, viết trên Twitter, “Đối với tôi, mức này là hoàn toàn gây kinh ngạc.”

Trạm khí tượng tại đại học University of California ở Los Angeles, giữ những số liệu đo đặc từ năm 1933, cho biết một mức cao tới 111 độ, phá kỷ lục 89 độ trước đó vào ngày 6 tháng Bảy, và vượt qua kỷ lục mọi thời kỳ là 109 độ trong tháng Chín năm 1939.

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT