Việc Làm

Cách thức góp ý với chủ, mà không bị đuổi việc

Monday, 27/02/2012 - 12:27:41

Trong trường hợp người chủ của bạn tỏ phản ứng tiêu cực, thì bạn nên đưa ra lời phản hồi khi cả hai bên bình tĩnh lại, và có thì giờ để suy nghĩ đầy đủ trọn vẹn về vấn đề ấy.

Bạn có những mối lo ngại về một chuyện gì đó tại chỗ làm việc. Ai sẽ là người mà bạn có khuynh hướng muốn nói chuyện về chuyện ấy: viên quản đốc, người quản trị, phó chủ tịch hay là tổng giám đốc điều hành công ty? Chuyện đưa ra ý kiến phản hồi có thể là một đề tài có tính cách nhạy cảm, vì vấn đề này có thể liên quan tới cách thức chủ nhân của bạn cư xử. Chẳng có ai muốn nói với người trả lương cho mình rằng họ đang làm một điều gì đó sai trái. Dù vậy, một nhà lãnh đạo chân chính và một chủ nhân công bình đều sẽ trân trọng những lời phản hồi của bạn, nếu xét thấy rằng đó là những điều công bằng và đúng đắn. Những người lãnh đạo càng leo lên cấp bậc cao hơn trong tổ chức, thì càng nhận được phản hồi ít hơn. Bằng cách đưa ra ý kiến phản hồi của mình cho người chủ, bạn đang làm một món quà tặng mạnh mẽ. Tuy nhiên, vì có thể không nhận được nhiều lời phản hồi, nên người chủ có thể không biết cách phải phản ứng như thế nào. Ngay cả khi không phản ứng (hoặc phản ứng một cách tiêu cực), thì chủ nhân hãng xưởng cũng cần phải nghe phản hồi, và hầu chắc sẽ đi đến chỗ trân trọng sự ý kiến đóng góp ấy, một khi người chủ có thì giờ để suy nghĩ? Sau đây là một số những điều nên làm và đừng nên làm, trích lại từ The Employee Assessment Solution Blog, khuyên bạn trong việc gởi phản hồi cho chủ nhân:
- Đừng phục kích người chủ. Bạn không biết ông/bà chủ đang nghĩ gì trong đầu vào mỗi giây phút, thế nên việc chụp lấy chủ ngay trong phòng nghỉ giải lao là một điều không mấy phù hợp, vì có thể bạn sẽ không được chủ nhân chú ý một cách đầy đủ, và điều này có thể dẫn tới chuyện những mối quan ngại của bạn bị gạt qua một bên. Như vậy bạn nên sắp đặt một thời điểm thuận tiện cho một cuộc thảo luận có phẩm chất cao.
- Đừng góp ý với người chủ ngay giữa nơi công cộng. Trong trường hợp người chủ của bạn tỏ phản ứng tiêu cực, thì bạn nên đưa ra lời phản hồi khi cả hai bên bình tĩnh lại, và có thì giờ để suy nghĩ đầy đủ trọn vẹn về vấn đề ấy. Trừ khi bạn tham gia vào một buổi động não tìm tòi, bạn cần phải làm sao để cho chủ nhân đừng ra mặt nơi chốn công cộng.
- Hãy cởi mở thành thật. Người chủ của bạn có thể hỏi bạn một câu trước mặt cả nhóm làm việc chung với bạn, trong khi bạn lại không chuẩn bị sẵn sàng để trả lời cho câu hỏi ấy, thì chuyện như vậy xảy ra dẫn tới điều tốt nhất cho cả chúng ta. Một số người trong chúng ta gạt chuyện đó đi, và có những người khác trong chúng ta cảm thấy bị xúc phạm. Sau đó hãy bảo đảm rằng bạn nói chuyện riêng với người chủ về vấn đề chuyện ấy làm cho bạn cảm thấy không thoải mái như thế nào. Tận dụng tác động cảm xúc mà người chủ gây ra trên bạn chính là một việc có sức rất mạnh mẽ. Nếu bạn đã bị điều này tác động tới mình, và cứ để cho nó yên, thì bạn có thể bắt đầu bất mãn với chủ, và đến lượt, không hài lòng với công việc mà bạn đang làm.
- Hãy nói về vấn đề quan ngại ấy ra trong một bối cảnh rộng lớn hơn. Cố gắng làm cho sao biến những lời phản hồi trở thành có liên quan chặt chẽ với điều mà người chủ đang cố gắng tìm cách đạt tới (chẳng hạn như trở thành một nhà lãnh đạo có hiệu năng, làm gia tăng khí thế làm việc của văn phòng). Hãy để cho chủ biết về yếu tố WIIFM (viết tắt từ “Whats In It For Me?” nghĩa là “Chuyện ấy có lợi gì cho tôi?” vốn là điều tạo ra âm hưởng nơi bất kỳ người nào). Chẳng hạn, nếu vấn đề của bạn là chuyện người chủ không cư xử một cách thích hợp thỏa đáng, hoặc hiện thời chủ muốn các nhân viên của mình phải ứng xử như thế nào, thì bạn cứ nói ra một câu gì đó, chẳng hạn như “Tôi biết có một điều quan trọng đối với ông/bà, đó là vai trò của ông/bà chính là khuôn mẫu của những giá trị của chúng tôi, nhưng lối ứng xử của ông/bà thì không mạch lạch với điều ấy”. Bạn nên nhớ rằng khi nào cũng hãy cư xử theo một cách thức chín chắn và chuyên nghiệp, bất luận vấn đề đang bàn có là gì đi nữa.

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT