Thế Giới

Các khoa học gia có thể sản xuất máu nhân tạo không giới hạn

Sunday, 16/04/2017 - 08:35:58

Gần như không có đủ máu đang được hiến tặng để đáp ứng nhu cầu gia tăng, dẫn đến mức thiếu hụt ngăn cản việc cứu nhiều mạng sống.


Máu nhân tạo hữu ích cho người có máu hiếm


Cứ cách hai giây thì một người ở Hoa Kỳ cần máu, và mỗi năm có 4.5 triệu người Mỹ sẽ chết nếu không có những cuộc truyền máu cứu mạng.

Gần như không có đủ máu đang được hiến tặng để đáp ứng nhu cầu gia tăng, dẫn đến mức thiếu hụt ngăn cản việc cứu nhiều mạng sống.

Đây là một vấn đề rất lớn cho các nhà cung cấp dịch vụ y tế và các bệnh nhân. Tuy nhiên, cuộc nghiên cứu mới từ đại học University Bristol và Cơ Quan Y Tế Quốc gia của Anh Quốc đem lại niềm hy vọng, bằng một bước đột phá về y khoa, mà đến một ngày nào đó có thể làm một cuộc cách mạng trong tiến trình truyền máu.

Trước đây các khoa học gia đã tạo ra các tế bào hồng cầu nhân tạo trong phòng thí nghiệm. Nhưng đây là lần đầu tiên họ tạo ra một những khối lượng lớn máu nhân tạo trong phòng thí nghiệm. Trong cuộc nghiên cứu ấy, được công bố hôm 14 tháng 3 trên tạp chí Nature Communications, nhóm khoa học gia nước Anh đã trình bày sơ lược về kỹ thuật của họ, để sản xuất ra một lượng máu nhân tạo có thể là vô giới hạn. Điều này có nghĩa là việc tạo máu có thể đặc biệt hữu ích cho việc giúp đỡ những người có các loại máu hết sức hiếm, theo các tác giả của cuộc nghiên cứu lưu ý.

Ở giai đoạn này, máu nhân tạo vẫn còn là một phương pháp tốn kém và cồng kềnh hơn nhiều, so với việc hiến máu tiêu chuẩn. Nhưng với công việc tiếp tục làm thêm, đến một ngày nào đó phương pháp mới có thể được dùng cùng với việc hiến máu, trong các bệnh viện trên khắp thế giới.

Trên toàn cầu, có một nhu cầu cần một sản phẩm tế bào hồng cầu thay thế. Các tế bào hồng cầu được nuôi cấy có nhiều lợi thế hơn máu của người hiến tặng, chẳng hạn như giảm bớt nguy cơ lây truyền bệnh truyền nhiễm.

Kỹ thuật mới này là bước rõ ràng tách ra khỏi phương pháp hiện hữu sản xuất máu nhân tạo, bao gồm việc sử dụng các tế bào gốc được chuyên biệt hóa tạo ra các tế bào hồng cầu. Vấn đề với lối tiếp cận hiện hữu là mỗi tế bào gốc chỉ có thể sản xuất được 50,000 tế bào hồng cầu, sau đó nó tự làm cho cạn kiệt. Để so sánh, một túi máu chứa khoảng một ngàn tỷ hồng cầu.

Sử dụng phương pháp mới của họ, nhóm khoa học có thể chặn lại sự phát triển của các tế bào gốc ở một giai đoạn sớm, trong đó chúng nhân lên vô thời hạn. Khi các tế bào gốc ở giai đoạn nhân ra nhiều này, các nhà khoa học có thể kích thích chúng trở thành các hồng cầu.

Các khoa học gia gọi tiến trình này làm cho các tế bào trở nên “bất tử”.
Có thể là nhiều năm trôi qua, trước khi công nghệ này có được tình trạng tốt đủ để được dùng làm một phương pháp thay thế cho việc hiến máu truyền thống, đặc biệt đối với những người có các loại máu hiếm.

Phương pháp sản xuất máu mới này có thể cho phép các bệnh viện giữ sẵn những nguồn cung cấp máu hiếm để đem ra dùng khi cần. Đây là một bước phát triển có thể cứu sống nhiều người. Việc các bệnh viện tìm một thứ máu phù hợp cho những người có các loại máu rất hiếm có thể là vô cùng khó khăn, đặc biệt là trong những tình huống khẩn cấp khi những cuộc hiến máu là cần thiết cấp bách.

Những bệnh nhân có thể hưởng lợi nhất là những người có những chứng bệnh phức tạp và không có thuốc chữa, như bệnh hồng cầu lưỡi liềm và bệnh tan máu bẩm sinh (thalassemia). Những chứng bệnh này có thể đòi phải truyền nhiều lần loại máu phù hợp. Chủ ý không phải là để thay thế việc hiến máu, nhưng là để cung cấp việc điều trị chuyên khoa cho các nhóm bệnh nhân cụ thể.

Tương lai của máu nhân tạo và các bộ phận cơ thể nhân tạo có thể gần hơn so với mức chúng ta nghĩ. Sự đổi mới trong việc sản xuất máu nối tiếp theo theo một bước đột phá y khoa quan trọng khác. Trong tháng Giêng năm nay, các khoa học gia tại viện Salk Institute ở California đã thành công trong việc tạo ra một phôi lai người-heo lần đầu tiên, tiến một bước quan trọng tới các bộ phận cơ thể được phát triển trong phòng thí nghiệm.

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT