Hôn Nhân, Cuộc Sống

Bé trai tự kỷ 3 tuổi chết sau khi bị tập thể dục quá khó nhọc để chữa bệnh

Sunday, 03/07/2016 - 05:54:55

Bà Zhang cho biết con trai bà đã thiệt mạng sau hai tháng tham gia một khóa tập luyện kéo dài 21 tháng tại trung tâm, được mở cửa trong năm 2013. Bà cũng tiết lộ rằng bà đã thấy một báo cáo nói rằng con trai bà đã đi bộ đường dài.

Bé Lai Rijia (Hình: CEN)

 

Trẻ em bị tự kỷ mỗi ngày một nhiều hơn. Trong khi các em này còn gặp khó khăn trong việc được điều trị đúng mức ở Mỹ, một quốc gia tân tiến, các em bị bệnh tương tự ở các nước Châu Á còn bị trở ngại nhiều gấp bội, chẳng hạn như tại Trung Quốc. Sau đây là trường hợp của Lai Rijia, một bé trai đã chết tại một trung tâm phục hồi dành cho những trẻ em mắc chứng rối loạn tự kỷ (ASD).

Em này đã bị đưa vào một chương trình tập luyện khó nhọc. Cơ sở chữa bệnh tại Quảng Châu đã bắt trẻ em đi bộ 12 dặm một ngày, và điều trị các bệnh nhân bằng cách làm cho các em toát mồ hôi trong các lồng ấp.

Trung tâm được điều hành bởi ông Xia Dejun, một người tự học hành nghề y khoa và tin rằng ASD là một “chứng bệnh của người nhà giàu.” Những báo cáo đầu tiên về cái chết của bé Lai Rijia, còn có tên là Jia, nói rằng nguyên nhân gây ra cái chết của bé không phải là “không tự nhiên.” Nhưng cảnh sát vẫn đang điều tra trung tâm y tế, nơi mà thi thể của bé trai 3 tuổi đã được tìm thấy vào ngày 4 tháng 5.
Zhang Wei, mẹ của bé, đang kiện ông Xia, và lo ngại về chuyện những cha mẹ khác quay sang nhờ các phương pháp trị liệu chưa được khoa hoạc công nhận để chữa bệnh ASD.

Bà Zhang nói với nhật báo Telegraph, “Chúng tôi không có cách lựa chọn nào ngoài việc gửi Jia đến trung tâm này, vì không có sẵn nơi nào khác. Đối với chúng tôi, ít nhất trung tâm này đem lại một tia hy vọng.”

Bà Zhang cho biết con trai bà đã thiệt mạng sau hai tháng tham gia một khóa tập luyện kéo dài 21 tháng tại trung tâm, được mở cửa trong năm 2013. Bà cũng tiết lộ rằng bà đã thấy một báo cáo nói rằng con trai bà đã đi bộ đường dài.

Trang web của trung tâm nói rằng các em phải đi bộ từ 6 tới 12 dặm mỗi ngày, trong khi mặc quần áo nặng. Mẹ của bé trai cũng được gửi qua email những hình ảnh của con trai bà mặc quần áo mùa đông dày, mặc dù đó là một ngày trời nóng.

Những điều ông Xia tin tưởng về chứng tự kỷ được trình bày trong cuốn sách của ông, “Những Ghi Chú Về Việc Phục Hồi Trẻ Em Mắc Bệnh Tự Kỷ.” Ông nói, “Càng ngày càng có thêm nhiều trẻ em mắc chứng tự kỷ, vì chúng ta khá giả hơn so với trước đây, và chúng ta đối xử với các trẻ em như là ông vua con. Cha mẹ trở thành nô lệ của trẻ em. Những đứa trẻ từ loại gia đình này dễ bị bệnh, và có thể dễ dàng trở nên mắc chứng tự kỷ.”

Ông Xia, người điều hành trung tâm, đã phủ nhận chuyện ông làm điều sai trái. Hôm thứ Sáu, ông nói với Sixth Tone ở Thượng Hải, “Hãy hỏi các bậc cha mẹ khác. Họ sẽ nói việc huấn luyện của tôi đem lại hiệu quả. Đứa bé đã chết tại một bệnh viện vì một chứng bệnh. Điều đó không liên quan gì tới trung tâm phục hồi của tôi.”

Cứ 1,000 trẻ em trong độ tuổi 6-12 ở Trung Quốc, thì có bốn em mắc chứng tự kỷ, nhưng con số này có thể cao hơn nhiều. Số liệu thống kê này được công bố tại Hội Nghị Quốc Tế Nghiên Cứu Bệnh Tự Kỷ năm 2015 ở Thượng Hải.

Wang Yi, phó chủ tịch Bệnh Viện Nhi Đồng tại Đại Học Phúc Đán ở Thượng Hải, nói với nhật báo China Daily, “Những dữ liệu như thế, được thu thập ở cấp độ quốc gia, lần đầu tiên cho thấy rằng ASD là nghiêm trọng hơn nhiều so với mức chúng ta tưởng tượng. Con số này là gần với tỷ lệ mắc bệnh động kinh ở trẻ em tại Trung Quốc.”

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT