Thế Giới

Bão tiến vào vùng biển Caribbean

Monday, 18/09/2017 - 09:54:59

Các khuyến cáo về bão đã được ban ra ở các đảo US và British Virgin Islands, Guadeloupe, Dominica, St.Kitts, Nevis, Montserrat, Martinique và St.

Bão Maria đã mạnh lên thành bão cấp 3 và tiến về phía đông của vùng biển Caribbean. Các nhà dự báo khí tượng Hoa Kỳ cho biết Maria có thể trở thành mạnh hơn nữa trên đường di chuyển giống như đường di chuyển của bão Irma, tiến đến gần các hòn đảo trong vùng vốn đã bị bão Irma tàn phá không lâu trước đây, sau đó nó còn tiến thẳng đến Puerto Rico và Dominica vào thứ Tư trong tuần với sức mạnh của bão hurricane cấp 3.
Cơ quan Trung Tâm Bão Quốc Gia cho hay vận tốc gió của bão Maria lên đến 120 dặm/giờ và vị trí của nó là ở cách đảo Martinique khoảng 100 dặm và di chuyển theo hướng tây bắc với vận tốc 13 dặm/giờ.
Các khuyến cáo về bão đã được ban ra ở các đảo US và British Virgin Islands, Guadeloupe, Dominica, St.Kitts, Nevis, Montserrat, Martinique và St. Lucia. Ngoài ra Puerto Rico, St. Martin, St.Barts, saba, St.Eustatius và Anguilla cũng được báo động.

Tấn công bí ẩn ở Cuba tiếp tục
Có ít nhất 21 viên chức ngoại giao Mỹ ở tòa Đại Sứ Mỹ ở Cuba bị tấn công một cách bí ẩn với nhiều loại chấn thương khác nhau. Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ chỉ mới được mở lại hoạt động từ năm 2015, từ vài tuần nay là trung tâm của mọi chú ý về chuyện tấn công lạ nhắm vào giới ngoại giao Hoa Kỳ.
Trong tuần qua, có năm Nghị Sĩ Cộng Hòa của Ủy Ban Tình Báo Thượng Viện, đã gửi thư yêu cầu Ngoại Trưởng Rex Tillerson tìm biện pháp trả đũa bằng cách trục xuất tất cả các nhà ngoại giao Cuba ở Mỹ và cho đóng cửa Tòa Đại Sứ Mỹ ở Havana. Các nhà lập pháp Hoa Kỳ cho là Cuba đã thất bại trong việc bảo vệ an ninh cho các nhà ngoại giao của Mỹ và gia đình họ.
Dù chính phủ Cuba nhất định bác bỏ có liên hệ tới vụ này nhưng các nhân viên ngoại giao Mỹ rõ rệt bị tổ thương ở não khá nghiêm trọng và bị mất cả thính giác. Ngoại Trưởng Tillerson cho hay, “Bộ Ngoại Giao đang tính đến chuyện đóng cửa tòa Đại Sứ Hoa Kỳ ở Havana.”

Ấn Độ, Trung Cộng cãi nhau về nguồn nước
Trung Quốc và Ấn Độ vừa mới tháo ngòi cho chuyện xung đột về tranh chấp biến giới ở Hy Mã Lạp Sơn thì hai quốc gia có tỉ dân này lại bắt đầu lục đục với nhau về chuyện nước nôi. Tuy đã có thỏa thuận với nhau, song Ấn Độ ta thán là trong mùa mưa năm nay, họ chưa nhận được báo cáo từ Trung Quốc về tình trạng thủy lực của dòng sông Brahmaputra vốn bắt nguồn từ Tây Tạng thuộc Trung Quốc, trước khi hợp cùng sông Hằng và chảy ra vịnh Bengal.
Trung Quốc thì giải thích là các trạm thủy lực của họ đang được “nâng cấp” và họ không thể “chia sẻ bí mật này” với Ấn Độ được.
Nhưng hãng tin BBC News khám phá là Bắc Kinh vẫn “chia sẻ” bí mật này của sông Brahmaputra với Bangladesh, vốn là nước cũng nằm trong vùng hạ lưu của con sông như Ấn Độ. Sông Brahmaputra hay gây lũ lụt nặng nề vào mùa mưa hàng năm, đặc biệt làm hại đến vùng đông bắc của Ấn Độ.

Nhật sẽ thay đổi Hiến Pháp vì Bắc Hàn?
Hai hỏa tiễn liên lục địa mà Bắc Hàn cho phóng bay qua lãnh thổ Nhật đã làm nhiều người dân xứ Hoa Anh Đào phải vội vã tìm chỗ trú ẩn, khiến thị trường tài chính trong vùng náo loạn, nhưng uy tín của Thủ Tướng Nhật Shinzo Abe lại tăng cao.
Ông Abe có dự tính sẽ thuyết phục Quốc Hội sửa lại Hiến Pháp Hòa Bình của Nhật, cho phép tăng cường vũ trang mạnh mẽ, chẳng những nhằm đối phó với Bắc Hàn mà còn phải tính đến thế đương cự với Trung Quốc trong tương lai.
Yukihisa Fujita, một dân biểu thuộc đảng đối lập Dân Chủ nói, “Trong một ý nghĩa nào đó, chính Trung Quốc và Bắc Hàn đang làm tăng uy tín của ông Abe, tôi lo ngại là manh động của ông Abe sẽ làm dân chúng các quốc gia láng giềng của Nhật thêm lo lắng.” Vào năm 2020, khi Nhật Bản tổ chức Thế Vận Hội, ông Abe dự định sẽ cho chỉnh đốn lại Hiến Pháp nhằm biến lực lượng phòng vệ Nhật hiện nay thành đội ngũ hùng hậu thực sự.

Tân Tây Lan thiếu nhiên liệu cho máy bay
Hàng ngàn hành khách máy bay bị kẹt cứng trong phi trường của Auckland, sau khi một đường ống dẫn xăng tiếp tế nhiên liệu cho các máy bay bị hư hỏng bất ngờ. Phi trường Auckland là phi trường lớn nhất của Tân Tây Lan và chỉ có một đường ống dẫn xăng phi cơ duy nhất. Báo chí địa phương cho hay một máy đào nông nghiệp của một nông trại gần đó đã vô tình phá hư đường ông này và công việc tiếp tế bị khóa lại.
Các công ty hàng không hiện nay đang có kế hoạch nhờ Úc tiếp tế. Khoảng 2,000 hành khách dã bị ảnh hưởng sau khi có thông báo, theo Air New Zealand cho hay. Những người chịu trách nhiệm về đường ống tiếp tế cho biết công việc sửa chữa có thể kéo dài cả tuần. Thật ra theo báo New Zealand Herald thì dường ống này dã bị trục trặc nhiều tháng trước đây, nhưng đến thứ hai thì nó thật sự bị bể, gây ra tình trạng thiếu thốn xăng máy bay trầm trọng.


Macron thuyết phục Trump về hiệp ước khí hậu
Ngoại Trưởng Pháp Jean-Yves le Drian cho hay vào đêm thứ Hai khi gặp nhau ở New York, Tổng Thống Pháp Emanuel Macron muốn thuyết phục Tổng Thống Trump không nên vội vã rút ra khỏi hiệp ước mà các siêu cường đã ký kết với Iran.
Ngoại Trưởng Le Drian cũng cho biết ông Macron hỏi lại ông Trump thái độ của Hoa kỳ đối với Hiệp Ước Khí Hậu Paris 2015. Ông Le Drian nói, “Hiện có mối lo ngại tình hình môi trường thê giới bị suy đồi mà chuyện cộng tác quốc tế để đối phó lại ngày một trở nên kho khăn hơn.”
Ông Le Drian nói thêm, “Pháp cố thuyết phục Mỹ đừng rút ra khỏi hiệp ước đã ký với Iran” vì dù sao hiệp ước này cũng có giá trị chống lại chuyện lan truyền vũ khí nguyên tử và bảo vệ hòa bình thế giới. “Pháp sẵn sàng cho nới rộng thời gian của hiệp ước này đến năm 2025.”

Trump nói chuyện trước Liên Hiệp Quốc
Lần đầu tiên Tổng Thống Donald Trump ra mắt tại diễn dàn của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc và ông nhấn mạnh đến nhu cầu phải cải tổ lại cơ quan quan trọng nhất thế giới này. Tổng Thống Trump từng nhận xét là Liên Hiệp Quốc quá nặng nề và tốn hao, với chuyện Hoa Kỳ phải góp phần đến 28.5% toàn bộ chi phí về chuyện bảo vệ hòa bình trên thế giới, một tỉ lệ mà ông Trump mô tả là “không công bằng,” Mỹ sẽ cố gắng làm sao biến cơ quan này thành một lực lượng hữu hiệu hơn nhằm bảo vệ hòa bình trên thế giới.
Ông Trump hối thúc Liên Hiệp Quốc làm sao cần phải tập trung hơn vào tính hữu hiệu chứ không phải vào bệnh giấy tờ. Có nhiều chủ đề mà Tổng Thống Trump sẽ đề cập vào ngày mai trước mặt nhiều lãnh tụ thế giới, kể cả chủ thuyết “America First” của ông và nhiều vấn đề nóng bỏng của thế giới hiện nay, nổi bật nhất là chuyện Bắc Hàn, chuyện Iran và thay đổi khí hậu.

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT