Chuyện Nước Pháp

Báo động nóng quá mức toàn nước Pháp

Wednesday, 08/07/2015 - 08:04:28

Năm nay là năm 2015. Nước Pháp thuộc vùng đất khí hậu ôn hòa với 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông đã có 1 trường hợp nóng cực độ không tiền khoáng hậu xảy ra năm 2003 với 15.000 người già cả từ trần bất ngờ vì cơ thể thiếu nước!



Mấy ngày nay thời tiết nhảy múa à gô-gô (thất thường). Bà bạn Pháp gặp tôi cùng chơi thể thao, vừa lau mồ hôi đang túa ra thành dòng trên trán (còn tôi thì khô queo nhưng mặt đỏ ké vì hệ thoát nước chạy ì ạch rất dở) vừa kể lể :
-Tụi tui đi du lịch về gần tới nhà mà nhiệt kế điện tử trong xe chỉ tùm lum! Mỗi chỗ một khác, lúc thì mười mấy độ lúc thì hai mấy độ rồi ngay chỗ ở thì hôm nay là ...38 độ !
Tôi cũng chép miệngđồngý ngay với bà bạn :
- Mùa hè năm nay nóng quá trời quá đất !
Rồi tôi chỉ cho bà bạn thấy tôi thủ sẵn một cái khăn giấy nhỏ và một chai nước lạnh, cứ sau khi chơi mấy phút có dịp nghỉ là tôi nhúng khăn vào chai nước ướt nhẹp rồiđưa lênđỉnhđầu và cổ, mặt cho mát rượi. Nhờ vậy mà tránh được bị nhứcđầu vì cái nóng chưa kịp bủa vây. Nước uống vào không ăn thua gì. Tôi lại tránh dùng các thứ chai lọ “spray” xịt hơi nước gây ô nhiễm thêm.
Năm nay là năm 2015. Nước Pháp thuộc vùng đất khí hậu ôn hòa với 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông đã có 1 trường hợp nóng cực độ không tiền khoáng hậu xảy ra năm 2003 với 15.000 người già cả từ trần bất ngờ vì cơ thể thiếu nước!
Năm đó, trước tiên là sự bất ngờ không ai đề phòng trời sẽ nóng bức quá độ thường mặc dù các nhà khoa học đã gióng lên tiếng chuông cảnh tỉnh từ bao nhiêu năm nay: họ đã báo động khi nhận thấy nhiệt độ hàng năm tăng lên đều đều vì hiệu quả nhà kính (effet de serre). Hiệu quả nhà kính là hiện tượng căn phòng bốn bên tường và nóc nhà là lớp kính trong suốtđể choánh sáng mặt trời rọi qua. Sự kiện này làm hâm nóng bên trong và nhiệt lượng tích trữ bị giữ lại lâu không phát tán ra ngoài nhanh chóngđược. Đó là hậu quả trực tiếp do năng lượng phát sinh từ mặt trời tạo ra tia hồng ngoại, infrarouge, dội lên các tấm kiếng bị giữ lại vì cấu trúc kiếng thủy tinh là vậy. Thế là nhiệt độ trong căn phòng tăng lên.
Trái đất khổng lồ được ví như căn phòng đó, các loại khí thải ra từ nền kỹ nghệ tiên tiến của nhân loại đóng vai lớp kiếng thủy tinh dầy và đục. Chúng nó quá nhiều đến đỗi làm thành bức tường kính chận đứng các tia hồng ngoại đến từ mặt trời rọi xuống quả đất rồi dội ngược lên vào không gian. Khi bị chận lại như thế, sức nóng tiếp tục tỏa xuống từ mặt trời càng làm nóng thêm vì các thứ khí nói trên (GHG, Green House Gases, GES, Gaz à effet de Serre) là thán khí, khí ozone, các thứ khí tự nhiên trong khí quyển, các đám mây và hơi nước. Hơi nước chiếm tỷ lệ cao nhất là 55 %, còn lại là mây với 17 % và các thứ khí còn lại là 27 %. Trên nguyên tắc, hậu quả cản nhiệt này giúp cho tráiđấtđược sưởiấm giống như quảđấtđượcủ kín bởi một cái mền, hoặc như khi ta đậy kỹ nắp nồi đun bếp để khí nóng không thoát ra ngoài nhiều làm mau chín thức ăn. Tuy nhiên, sự che chở tự nhiên của hệ thống tinh tú và lớp khí quyển dầy đặc bảo vệ trái đất không bị đông lạnh (-5 độ C) dưới hiệu ứng GHG làm cho nhiệt độ là +15 độ C. Hai trường hợp thái quá đến mức cực độ báo động nguy hiểm cho chúng ta là:
1.Nếu mất đi lớp khí quyển rào chắn hay mền che thì tia hồng ngoại bay mất trong không gian; quả đất sẽ từ từ lạnh đi cho đến khi nó lãnh nhiệt độ âm rất lớn khoảng -50 độ C. Điều này rất tai hại về lâu dài.
2.Ngược lại, nếu quá nóng khi chiếc mền hay cái nắp quá dầy cộm lên khiến tia hồng ngoại bị giữ lại nhiều thì sôi lên trào nước ra ngoài do các tảng băng bị chảy lỏng gây lụt lội.
Hiện nay, quả đất bị cùng lúc 2 hậu quả xấu đã kể trên là mất đi một phần khí quyển (lớp khí ozone) và bị đắp thêm chiếc mền quá dầy. Khí ozone bị thủng một lỗ lớn do nền kỹ nghệ nhân tạo đã bắt đầu xuất hiện từ thế kỷ thứ 19 (năm 1800) cho đến nay. Đó là các thứ khí nhà máy là 2 kẻ thù của nó (HFC và N2O: các loại khí có chất fluor và oxyde nitơ); còn mền che dầy thêm do những thứ khí khác phát ra từ kỹ nghệ mỏ, phương tiện giao thông (xe hơi, xe gắn máy, phi cơ...), nông nghiệp với phân bón và khí thải chất hữu cơ từ gia súc chăn nuôi với mức độ lớn. Từ năm 1985, quốc tế ký kết giảm HFC và N2O được kha khá mà thôi.
Năm 2003 đã dùng làm bài học cảnh tỉnh cho toàn quốc nước PhápMỗi ngày,đài truyền hình luôn luôn nhắc nhở vấnđề thời tiết và nói rõ nhiệtđộ hàng ngày. Mùa hè 2015, tôi ở trong nhà vừa bước ra ngoài lúc trưa chiều là mồ hôi chảy ra đầy trên trán rớt vào mắt cay cay liền tức khắc! Thật lạ lùng, cảm tưởng giống như lúc hồi nhỏ tôi bị bệnh phải dùng nồi nước xông trị cảm lạnh với chiếc mền trùm kín khắp người cho đổ mồ hôi. Thế là phải thụt lui ngay vào nhà mát rượi bên trong. Năm 2003 có tới 15 ngàn người chết vì nạn quả đất bị hâm nóng riêng tại Pháp trong vòng 20 ngày vào tháng 8 (ngày 1 đến 20).
Do sự bất ngờ và xảy ra quá nhanh, chính phủ không kịp trở tay nhắc nhở hay báo động mạnh hơn. Con số tử vong đã 30 năm nay vào lúc hè bình thường là 85 ngàn người cho toàn quốc, nhưng năm ấy nhất là ở thủ đô Paris và trung tâm nước Pháp số người chết tăng lên gấp năm hay sáu lần. Những nạn nhân dễ ra đi vì thiếu nước mà không uống vào đủ từ 75 xuân xanh trở lên, trẻ em hiếm khi vì cha mẹ bảo vệ kỹ (trừ khi họ “bỏ quên” chúng trong xe). Những người vô gia cư sẽ chết trong vòng 2 ngày nếu thiếu nước uống vào cơ thể. Nói chung, thiếu nước cực độ gây hại cho thận và làm nạn nhân lịm đi dần dần rồi tử vong.
Khoảng hơn nửa nước Pháp ở vào tình trạng báo động màu Cam (alerte Orange, mức gần đỉnh cao nhất là Đỏ, Rouge). Tuần lễ sau khi tôi viết bài này có thể lên đến 40 độ C tối đa ở vài nơi. Dân chúngđang nô nức chuẩn bịđi nghỉ hè với xe nhàđều biết trướcđể phòng ngừa chống nóng. Tình trạng nóng nguy hiểm (canicule) được xem là đạt mức báo động khi ban ngày nhiệt độ lên đến hơn 30 độ C và ban đêm nó vẫn tiếp tục kéo dài trên 20 độ C (27 hay 28). Các nhà dưỡng lão đã chuẩn bị trước chăm sóc kỹ vấn đề cho người cư trú uống nước vì họ thường hay bị mất đi cảm giác khát nước nên dễ là các nạn nhân đầu tiên. Theo các dự đoán thời tiết, kỳ hạn khô nóng khủng hoảng này không kéo dài lâu tuy nó là hậu quả chung phủ lên toàn cầu. Tôi vào siêu thị và thấy núi dưa hấu ngọt như đường nhập cảng từ Tây Ban Nha được dân chúng thỉnh gọn vì nó chứa thật nhiều nước giải khát. Người Pháp đã quen ăn dưa hấu kể từ khi Tây Ban Nha nhập qua nhiều và giá rẻ vào hè. Những chiếc quạt máy cỡ nhỏ, nước uống, kem lạnh... bán chạy như tôm tươi. Có điều bí ẩn về nước là số lượng lớn lao của nó từ đâu mà có trên quả đất này (từ thiên thạch, sao băng ...?) và nguồn gốc sự sống sinh vật nhờ nước mà ra có thể sớm hơn sử liệu khoa học tìm thấy.

Ảnh kèm : Người tắm dưới chân tháp Ép-Phen, dưa hấu Tây Ban Nha, đồ thị năm 2003 số tử cao nhất, nước uống bán chạy.
Ntnd

 

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT