Bình Luận

Bác bỏ chủ quyền Trung Cộng trên Biển Đông

Wednesday, 13/07/2016 - 07:27:23

Tuy nhiên, ông Cui vẫn lo lắng nhìn nhận, "Bản án The Hague chắc chắn sẽ tạo ra nhiều tranh chấp hơn, tranh chấp có thể tăng nhiệt để trở thành va chạm quân sự; tình trạng đó chỉ làm giảm uy tín của Quốc Tế Công Pháp."

Nguyễn Đạt Thịnh

Hôm thứ Ba 7/12/2016 toà trọng tài quốc tế đặt tại The Hague tuyên án bác bỏ những đòi hỏi chủ quyền của Trung Cộng trên Biển Đông, lên án những hành động xây dựng đảo nhân tạo trên lãnh hải của những quốc gia khác, và kết tội những cấm cản ngư dân địa phương hành nghề. Ngay sau quyết định của toà, dư luận quốc tế đã mệnh danh bản án là "a sweeping rebuke" - một khiển trách dứt khoát.

Dai Bingguo

Vụ kiện quan trọng này do Phi Luật Tân đứng nguyên cáo, và bản án đang trở thành một trở ngại quan trọng trên tiến trình của Trung Cộng đang muốn vươn lên địa vị cường quốc thế giới. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, Trung Cộng bị đòi ra hầu toà, và bản án đang tạo hy vọng cho người dân Biển Đông - nhất là ngư dân- tìm lại được sinh hoạt bình thường như trước ngày Trung Cộng xưng hùng, xưng bá độc chiếm Biển Đông.
Từ nhiều tháng trước, Trung Cộng đã tuyên bố sẽ không nhìn nhận và không thi hành bản án; trong lúc phiên xử diễn ra, họ cũng không tham dự, và sau khi toà tuyên án, ngoại trưởng Trung Cộng Vương Nghị đồng ý để một cựu viên chức Tầu, ông Dai Bingguo (Đại Bình Gù) lên tiếng phản đối, trước khi Trung Cộng quyết liệt bác bỏ bản án.

Đang sống tại Hoa Thịnh Đốn, Bình Gù tuyên bố bản án của toà The Hague chỉ là một tờ giấy lộn, bất chấp được hậu thuẫn của hạm đội Mỹ. Vương Nghị xin ngoại trưởng John Kerry tiếp ông Bình Gù; ông này -nguyên là một nhà ngoại giao lão luyện- nói với ngoại trưởng Kerry là tình hình Biển Đông cần được giảm nhiệt.

Kerry đồng ý, nhưng lại bảo Bình Gù giảm nhiệt là việc Trung Cộng cần làm; tuy nhiên việc Trung Cộng bất chấp quyết định của toà án quốc tế có thể đưa đến tình trạng quốc tế phải coi Trung Cộng như một nước trong tình trạng international outlaw - một quốc gia sống ngoài vòng pháp luật.

Toà quốc tế tuyên án, dân Phi Luật Tân biểu tình, nhưng ...



Tư cách sống ngoài vòng pháp luật của Trung Cộng có thể khiến Hoa Kỳ và nhiều quốc gia tiền tiến đang là khách mua hàng nhập cảng do Trung Cộng sản xuất, phải tôn trọng luật pháp nước họ mà ngưng giao thương với kẻ sống ngoài pháp luật.

Nhiều nước quanh Biển Đông cho là Trung Cộng, vì thể diện, không thể xuống nước ngay được; một điển hình cho việc chưa xuống nước, là lính Coast Guard Trung Cộng vẫn tiếp tục tuần phòng trên lãnh hải các nước khác, và xua đuổi ghe cá của ngư dân Phi Luật Tân và Việt Nam.
Những bản tường thuật trên Biển Đông và tại The Hague, tính theo giờ địa phương ghi nhận được trong ngày 7/12/2016, là những diễn biến dưới đây:

July 12 vào lúc 5:01 AM
MANILA, Philippines — Ngư dân reo mừng sau khi nghe bản án của toà The Hague; trong lúc trước cửa toà án hai phe biểu tình thân và chống Trung Cộng ồn ào cãi vã, phe thân Trung Cộng đòi "Nam Hải là Biển của Tầu", trong lúc người Phi đòi đuổi người Tầu ra khỏi lãnh thổ, lãnh hải Phi Luật Tân.

4:45 p.m.
Khoảng 200 người Phi Luật Tân khiêng một chiếc tầu cá có treo cờ Phi đến đặt trước lãnh sự quán Trung Cộng tại Manila, rồi hò hét, "'Chexit' hoặc 'China exit now'.”
Lãnh tụ biểu tình Renato kêu gọi Trung Cộng tôn trọng bản án của toà The Hague; ngư phủ Fernando Rayman kêu gọi Trung Cộng trả tự do hành nghề cho ngư dân Phi, chấm dứt mọi hà hiếp.


Trên Biển Đông coast guard Tầu vẫn xua đuổi ngư dân Phi


4:30 p.m.
Bộ ngoại giao Thái kêu gọi tương kính và tương nhượng giữa Trung Cộng và các quốc gia Đông Nam Á.
4:30 p.m.
Trung Cộng tuyên bố tạm ngưng cuộc thao dượt hải quân trên Biển Đông để tỏ thiện chí hoà bình; trước đó họ gọi quân nhân hải quân trừ bị tái ngũ 12 ngày - từ 10 đến 22 tháng Bẩy. Tờ Quân Đội Nhân Dân nói không có liên hệ nào cả giữa việc thao dượt hàng năm và bản án của toà The Hague.

BỘ NGOẠI GIAO TRUNG CỘNG ra thông cáo chính thức về bản án của toà quốc tế với những nét chính như sau:

Bộ ngoại giao Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa tuyên bố bản án của toà quốc tế là vô năng và vô hiệu lực. Trung Quốc không chấp nhận mà cũng không thi hành bản án đó, vì

1. Ngày 22 tháng Giêng 2013, chính phủ Phi Luật Tân đơn phương đâm đơn xin trọng tài về cuộc tranh chấp trên biển Nam Hải (Biển Đông) giữa Trung Quốc và Phi Luật Tân. Ngày 19 tháng Hai 2013, chính phủ Trung Hoa long trọng tuyên bố không chấp nhận, mà cũng không tham dự vào việc trọng tài này; kể từ ngày đó, Trung Quốc cũng đã nhiều lần khẳng định lập trường như vậy.

Hôm mùng 7 tháng Chạp 2014, chính phủ Trung Hoa còn công bố văn bản "Khẳng Định Lập Trường" về việc Phi Luật Tân xin giám định Trọng Tài trên biển Nam Hải; họ coi việc thưa kiện là vi phạm thoả ước giữa 2 nước, vi phạm cả Luật Biển UNCLOS và đi ngược lại nguyên tắc thực hiện việc quốc tế trọng tài, do đó toà Trọng Tài không có thẩm quyền.

Cui Tiankai

2. Việc đơn phương khởi tố của Philippines là một hành động thiếu thuỷ chung, việc không
nhằm mục đích giải quyết các tranh chấp liên quan giữa Trung Quốc và Philippines, cũng không duy trì hòa bình và ổn định trên Biển Đông, mà chỉ nhằm phủ nhận chủ quyền lãnh hải, lãnh thổ Trung Quốc trên Biển Đông. Trung Cộng lên án việc khởi tố của Phi để xin trọng tài còn vi phạm luật pháp quốc tế.

3. Toà Trọng Tài The Hague còn không quan tâm đến thực chất của các vấn đề chính phủ Philippines nêu lên là chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải, mà sai lầm diễn dịch phương cách hoà giải bất đồng - những phương cách đã được giải quyết song phương giữa Trung Quốc và Phi Luật Tân.

4. Trong mọi trường hợp, chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải và quyền lợi của Trung Quốc trên Biển Đông vẫn không bị ảnh hưởng bởi phán quyết của toà Trọng Tài.

5. Chính phủ Trung Quốc tái xác định là Trung Quốc sẽ không chấp nhận bất cứ một quyết định, hay một giải pháp nào do một thế lực thứ ba áp đặt trên chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải của mình.

 

MỘT NGÀY TRƯỚC BẢN ÁN của toà Trọng Tài The Hague, ông Daniel Kritenbrink - giám đốc Á Châu Sự Vụ tại Bạch Cung- có vẻ đã ước đoán được nội dung của bản án dầy gần 500 trang; do đó ông tuyên bố với phóng viên Matthew Pennington của hãng Associated Press, bản án "sẽ giúp thực hiện trong hoà bình nhiều thoả hiệp trên Biển Đông."z

Thành quả đầu tiên là khẩu khí của Trung Cộng đã bớt sắt máu; tuy nhiên đại sứ Trung Cộng tại Hoa Kỳ Cui Tiankai vẫn khăng khăng khẳng định là chủ trương của Trung Cộng trong những tranh chấp vẫn luôn luôn là thương thuyết hoà bình với những quốc gia Biển Đông.

Ông Cui không đề cập đến chủ trương lấn lướt của Trung Cộng trong những cuộc thương thuyết tay đôi với một quốc gia Biển Đông.

Tuy nhiên, ông Cui vẫn lo lắng nhìn nhận, "Bản án The Hague chắc chắn sẽ tạo ra nhiều tranh chấp hơn, tranh chấp có thể tăng nhiệt để trở thành va chạm quân sự; tình trạng đó chỉ làm giảm uy tín của Quốc Tế Công Pháp."

Va chạm quân sự có thể xẩy ra khi hải quân của các quốc gia Biển Đông lại bắt giữ tầu cá của Trung Cộng - như họ đã bắt giữ tại ven biển Mã Lai tháng Sáu vừa rồi; từ ngày hôm nay, được bản án The Hague khuyến khích, những cuộc bắt giữ tương tự sẽ gia tăng, và giả thuyết tầu coast guard Trung Cộng can thiệp bảo vệ tầu cá Trung Cộng có thể xẩy ra.

Kịch bản kế tiếp có thể là chạm súng giữa những tầu hải quân của các quốc gia Biển Đông và tầu Hải Cảnh của Trung Cộng. Có thể loại 2 trong 7 quốc gia đang tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải với Trung Cộng trên Biển Đông ra khỏi kịch bản chạm súng với Trung Cộng; 2 nước đó là Đài Loan và Việt Nam; 5 nước còn lại là Philippines, Malaysia, Brunei, Indonesia, và Singapore.

Cho đến giờ này, chưa một chính khách Việt Cộng nào lên tiếng về bản án The Hague. Họ thờ chủ thuyết "im lặng là vàng", bi bô phát ngôn là có thể dại miệng làm phật ý Mẫu Quốc Bắc Phương.

Cui Tiankai

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT