Đây là một sinh vật hung hăng, căn cứ theo thuyết “Nhứt điểu, nhì ngư, tam xà, tứ tượng” để làm khiếp đảm các loài thuỷ quái.
Ghe thuyền không chỉ là phương tiện di chuyển, mà còn là nơi sinh sống, làm ăn của cư dân vùng sông nước.
Người đi sông nước rất coi trọng ghe thuyền, và quan tâm việc vẽ mắt thuyền sao cho sinh động. Nhưng tại sao lại ra đời tập tục này?
Chuyện kể rằng, ngày xưa có một vị vua, sau khi biết tin các hạ thần của mình bị kình ngư làm hại, đã ra lệnh cho họ xăm mình và trang trí lên vỏ thuyền các hình thù kỳ quái, dữ tợn để xua đuổi các quái vật dưới biển. Một trong những cách trang trí đó là vẽ cặp mắt trên thuyền.
Có giả thuyết lại cho rằng, mắt thuyền là mắt chim ó, loại chim lớn chuyên ăn cá trên biển, thường xuất hiện khi có gió to sóng lớn. Đây là một sinh vật hung hăng, căn cứ theo thuyết “Nhứt điểu, nhì ngư, tam xà, tứ tượng” để làm khiếp đảm các loài thuỷ quái.
Mỗi một vùng lại có cách vẽ mắt ghe khác nhau và chỉ cần nhìn vào cũng có thể biết ghe thuyền này đến từ vùng nào. Các chủ thuyền cũng rất kiêng kị việc cho người lạ sờ vào mắt thuyền, nghĩ rằng nó sẽ mang điềm xui rủi.
Ghe có mắt to mũi đỏ gọi là ghe mũi chài, ghe đầu nhỏ mắt nhỏ sơn xanh gọi là ghe cà dom, còn được gọi là ghe đục. Hai bên có khe hở người ta bơm nước vào để cá nó sống tới nơi cân, sau khi cân hết cá họ bơm nước ra.
Bài & Ảnh: Cần Thơ
Viết bình luận đầu tiên
ĐỌC THÊM
Sóc sờ bai Sóc Trăng là gì
Người Khmer Nam kỳ có 3 thứ vang danh, đầu tiên là Rô băm, Dù kê hoặc Dì kê và múa lâm thôn, mấy môn này thường xuất hiện trong ...
Ông Ba Bị có thật trong lịch sử Việt Nam và là ông ngoại của một vua nhà Nguyễn?
Vốn dĩ ông Ba Bị không phải nhân vật xấu. Ngược lại đây là một nhân vật có thân thế vương gia, tính cách tốt, được người dân yêu quý.
Độc lạ uống cafe Vịt ở Ninh Bình, Việt Nam
Đi uống Cafe vừa ngắm cảnh, vừa ngắm vịt, vừa ngâm chân