Thói quen giúp kéo dài tuổi thọ được hình thành từ lối sống, sinh hoạt hàng ngày của mỗi cá nhân. Khi xây dựng được cách sống lành mạnh, khoa học thì có thể đẩy lùi được bệnh tật.
Photo by Arek Adeoye on Unsplash
Dưới đây là những thói quen tốt giúp chúng ta sống thọ , sống khỏe.
1. Thói quen sống lành mạnh, tích cực
Cuộc sống hiện đại đang ngày càng làm con người ta lười vận động hơn, cùng với đó là tình trạng dung nạp quá mức các chất dinh dưỡng… dẫn đến các bệnh mạn tính (tiểu đường, cao huyết áp, mỡ gan , mỡ máu…) thường gặp ở người già và ngày càng có xu hướng trẻ hóa.
Do vậy, để có sức khỏe tốt, cần tạo dựng và duy trì lối sống lành mạnh, ngủ đủ giấc, không thức khuya, tránh căng thẳng stress…
Chúng ta cần xây dựng môi trường sinh hoạt và làm việc khoa học giúp tăng cường hiệu suất và cải thiện chất lượng cuộc sống. Có thể tổ chức không gian làm việc sao cho phù hợp với nhu cầu và phong cách, tạo nên môi trường làm việc tích cực, sáng tạo.
Bên cạnh đó, nên sắp xếp lịch trình làm việc và sinh hoạt hợp lý để tối ưu hóa thời gian giúp cân bằng giữa công việc, nghỉ ngơi, tập thể dục, ngủ đủ giấc….
Khá nhiều người vì công việc, stress dẫn đến thiếu ngủ, ngủ không đủ giấc ảnh hưởng đến sức khỏe và tuổi thọ.
Việc ngủ đủ giấc giúp duy trì sức khỏe và cân bằng cả về tinh thần lẫn cơ thể. Khi ngủ đủ giấc, cơ thể và tinh thần có thời gian để phục hồi, tái tạo sau một ngày làm việc căng thẳng.
Hơn nữa, ngủ đủ giấc còn giúp làm giảm nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe như bệnh tim mạch, tiểu đường, béo phì và trầm cảm. Do đó, giấc ngủ là rất quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển toàn diện.
Để thực hiện được điều này, nên duy trì lịch trình ngủ đều đặn, tạo môi trường ngủ thoải mái và hạn chế việc sử dụng các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ để tối ưu hóa chất lượng giấc ngủ.
Cuối cùng, việc xây dựng một môi trường làm việc tích cực, khuyến khích hợp tác và giao tiếp giữa các thành viên trong tổ chức hay gia đình cũng là yếu tố quan trọng để tăng cường hiệu suất và cải thiện chất lượng cuộc sống.
2. Thói quen tập luyện thể dục đều đặn
Thể dục, thể thao là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của bạn nếu mong muốn có một cơ thể khỏe mạnh. Đây chính là một trong những thói quen giúp kéo dài tuổi thọ hiệu quả và khoa học nhất, thường được khuyên bởi các chuyên gia.
Theo nghiên cứu cho thấy, mỗi ngày bạn chỉ cần bỏ ra 15 phút để luyện tập thể dục, thể thao dù là đi bộ thì có thể kéo dài thêm 3 năm tuổi thọ trung bình. Việc rèn luyện thể thao hàng ngày giúp cơ thể luôn dẻo dai, cải thiện tinh thần tốt, hỗ trợ tăng sức đề kháng, từ đó giúp chống lại bệnh tật.
3. Thói quen ăn uống hợp lý giúp kéo dài tuổi thọ
Số lượng calo cơ thể hấp thụ được qua con đường ăn uống hàng ngày và tuổi thọ có mối quan hệ với nhau. Việc ăn quá nhiều sẽ gây hại cho vấn đề tim mạch và tăng khả năng mắc bệnh tiểu đường, theo đó sẽ khiến cho tuổi thọ có xu hướng giảm xuống.
Muốn có một sức khỏe tốt, tuổi thọ không bị sụt giảm thì mọi người nên chủ động trong việc duy trì một chế độ ăn uống khoa học, hợp lý và tránh ăn quá nhiều.
Vì vậy, ăn uống khoa học là một trong những yếu tố quan trọng nhất để sống thọ, sống khỏe. Việc chọn lựa thực phẩm giàu dinh dưỡng, đa dạng, không chứa nhiều chất béo bão hòa, đường và chất bảo quản giúp cho cơ thể hoạt động tốt nhất có thể.
Cần đa dạng hóa khẩu phần ăn để cơ thể hấp thu tốt nhất các dưỡng chất từ nhiều nguồn thực phẩm khác nhau. Cụ thể, một bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng là phải phối hợp các loại thực phẩm từ 4 nhóm dưỡng chất: tinh bột, chất đạm, chất béo và vitamin, khoáng chất. Trong đó:
Tinh bột: cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể như gạo, bắp, khoai, mì …
Chất đạm: xây dựng và tái tạo các mô của cơ thể, bao gồm đạm động vật như thịt, cá, trứng, sữa hoặc đạm thực vật như các loại hạt đậu, ngũ cốc.
Chất béo: dự trữ năng lượng và điều hòa hoạt động sống của cơ thể, bao gồm mỡ động vật hoặc dầu thực vật.
Vitamin và khoáng chất: góp phần tăng cường hệ thống miễn dịch, thường có nhiều trong rau củ và trái cây.
Một nguyên tắc cần chú ý là hãy đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Bởi thực phẩm bẩn, không được chế biến và bảo quản đúng cách là nguyên nhân gây ngộ độc và các bệnh nguy hiểm khác.
4. Nhớ khám sức khỏe định kỳ
Khám sức khỏe định kỳ có ý nghĩa vô cùng quan trọng, tuy nhiên nhiều người thường quên và không có thói quen này. Việc khám sức khỏe định kỳ giúp phát hiện những bệnh lý nghiêm trọng giúp giảm thiểu chi phí điều trị và khả năng chữa khỏi bệnh cao hơn.
Thông qua các nội dung khám sức khỏe định kỳ, có thể biết được các vấn đề về sức khỏe thể chất, tâm lý. Các bác sĩ có thể đưa ra lời khuyên về chế độ dinh dưỡng, tập luyện và thói quen sống khoa học. Từ đó bạn có thể lên kế hoạch chăm sóc sức khỏe cho mình để đảm bảo chất lượng cuộc sống, phòng tránh các nhóm bệnh.
TH từ Gia Đình & Xã Hội
* Lưu ý: Nội dung bài viết này chỉ để tham khảo, không phải là chỉ dẫn y khoa hoặc tương tự
Viết bình luận đầu tiên
ĐỌC THÊM
Chóng mặt và mất thăng bằng, bệnh gì đây?
Vào cuối năm 2014, Cathy A. Haft là một nhà môi giới bất động sản ở New York, qua lại giữa hai khu vực Brooklyn và Long Island. Cô bỗng ...
Rượu không “tốt” như đã tưởng vì có liên quan đến sáu loại ung thư
Theo Báo Cáo Tiến Triển Ung Thư năm nay của Hiệp Hội Nghiên Cứu Ung Thư Hoa Kỳ (AACR), hơn 5% trong tất cả các trường hợp ung thư là ...
Nên đi bộ vào thời điểm nào trong ngày sẽ giúp giảm cân hiệu quả
Đi bộ là hoạt động thể dục được nhiều người yêu thích, nhưng nên đi bộ vào lúc nào để giảm cân hiệu quả?