Anh Bảy Chà Và là ai và tại sao họ biến mất sau năm 1975
Thursday, 05/09/2024 - 10:37:03
Người dân Sài Gòn, Chợ Lớn thường gọi với cái tên "Anh Bảy Chà Và". Anh là một phần không thể thiếu trong lịch sử Miền Nam Việt Nam
Chân dung một người đàn ông Ấn Độ làm nghề cho vay nặng lãi ở Sài Gòn, ảnh chụp năm 1880. Dân Sài Gòn xưa gọi là: " anh Bảy Chà Và ". [Portrait d'un usurier Indien de Saigon]
Chú thích của thư viện quốc gia Pháp:
Portrait d'un usurier indien de Saigon. Le terme "Malabar" désignait les habitants de la côte de Malabar, dans le sud-ouest de l'Inde. Cet individu en est probablement originaire. Les portraits de commerçants indiens au Vietnam semblent rares, celui-ci est le seul recensé dans la photothèque de l'ASEMI.
Tạm dịch:
Chân dung một người cho vay nặng lãi người Ấn Độ ở Sài Gòn. Thuật ngữ "Malabar" dùng để chỉ cư dân của bờ biển Malabar ở phía tây nam Ấn Độ. Người này có lẽ đến từ đó. Chân dung các thương nhân Ấn Độ tại Việt Nam có vẻ hiếm, đây là bức duy nhất có trong thư viện ảnh bảo tàng ASEMI [Asie du Sud-Est et Monde Insulindien]
Cộng đồng người Ấn Độ đã di cư đến Sài Gòn Chợ Lớn từ những năm 1870s cho đến những năm 1950s, được gọi là "Chà Bombay" họ làm ăn sinh sống quanh khu vực các chợ lớn như Chợ Cũ, tại đường Rue Ohier [Tôn Thất Thiệp], Catinat [Đồng Khởi], Rue d'Adran [Hồ Tùng Mậu], cho đến khi Chợ Bến Thành mới xây họ lại tập trung ở Rue d'Espagne [Lê Thánh Tôn], Rue Viénot [Phan Bội Châu], Rue Schroeder... và lập nên các đền thờ Hồi Giáo cho cộng đồng tại Trương Định, Tôn Thất Hiệp... 3 ngôi đền Hindu giáo [chùa bá Ấn] xung quanh chợ Bến Thành.
Ở Chợ Lớn, người Ấn mở những cửa tiệm bán vải lớn ở khu Soái Kình Lâm.Trong chợ Bình Tây rải rác người Ấn bán kẹo, rượu ngọt, rượu ngoại, đồ cổ, trang sức...những sạp hàng bán gia vị nổi tiếng ở khu chợ Hòa Bình ngày nay trước kia cũng thuộc về tay những người Ấn Độ. Các nhà hàng người Ấn tập trung trên đường Cây Mai, gần nhà thờ Hồi Giáo trên đường Chợ Lớn [nay là đường Nguyễn Trãi].
Người Sài Gòn - Chợ Lớn khi xưa khó mà vay được ở ngân hàng Đông Dương của Pháp, mấy anh Bảy Chà Và đặc biệt là người "Sét-ty" (Chetty) chuyên cho vay nặng lãi, đổi tiền lẻ, ngoại tệ, hiểm tượng này trở nên rất phổ biến thời kỳ đó, dường như dân tiểu thương các chợ lớn ở Sài Gòn đều có mối quan hệ với người Ấn để có vốn nhập hàng. Tạo nên nghề Sét - ty.
Tại sao lại gọi là Chà Và? Có một giả thuyết thế này, không rõ đúng sai ra sao, viết ra để mọi người tham khảo:
Chà Và vốn là phiên âm Hán Việt của từ Java [Indonesia xưa],còn Bảy có lẽ xuất phát từ "Bay" trong tiếng Hindu có nghĩa là "chào ngài", dân Chợ Lớn nghe dân Ấn Độ chào nhau: Bay! bèn bắt chước, gặp ai gốc Ấn hay có da ngâm đen đều gọi Bay - dần thành Bảy từ đó, ghép lại với từ Chà Và, ám chỉ những người đến từ Java - In-đô, hoặc những người gốc Nam Á có da ngăm, tóc xoăn, cao to hơn người Việt.
Sau năm 1975, cộng đồng người Ấn Độ ở Việt Nam dần biến mất.
Tác giả : Trận Trung Dung
Viết bình luận đầu tiên
ĐỌC THÊM
Mấy ông chồng Việt thường lưu tên vợ trong điện thoại là gì
Có muôn vàn kiểu đặt nick name, lưu tên vợ trong điện thoại của các ông chồng Việt, mỗi cái tên đều mang ý nghĩa và đặc trưng rất riêng.
Đểu Cáng trên con đường cái quan
Trên đường Cái quan. Cây cầu giữa Tuy Hòa và Đèo Cả, ảnh chụp năm 1898.Xưa, dường đi khó khăn, muốn đi từ tỉnh nọ đến tỉnh kia thường mất ...
Thăm nhờ thờ tổ triệu đô của NS Hoài Linh ở Việt Nam, bước vào trong nhà ai cũng s.ốc vì 1 thú vui xa xỉ
Những ngày vừa qua, ồn ào NS Hoài Linh và số tiền từ thiện gần 14 tỷ đồng (khoảng $600,000) liên tục gây xôn xao mạng xã hội. Dân tình ...