Thế Giới

Anh có thể đảo ngược chính sách Brexit

Wednesday, 06/09/2017 - 08:11:30

Theo ông ngay cả đảng Lao Động cũng thấy chiều hướng thay đổi trong ý kiến công luận là có thực. Bà Thủ Tướng Theresa May cũng từng ngụ ý không nên tách ra khỏi Âu Châu trước khi cuộc trưng cầu dân ý diễn ra.


Cựu phó thủ tướng Michael Heseltien (AFP)


Theo ý kiến của cựu phó thủ tướng Michael Heseltien của đảng Bảo Thủ thì nếu kinh tế Anh bị tổn thương nặng nề vì chính sách Brexit thì một thế hệ các nhà lãnh tụ trẻ sẽ lại lấy ý kiến dân chúng nhằm đảo ngược chuyện Brexit.
Ông Heseltine là người từng giúp đánh bại bà Margeret Thatcher vào năm 1990 và là người ủng hộ triệt để Anh nên là thành viên của khối Liên Hiệp Châu Âu EU. Năm nay đã 84 tuổi, ông Herseltine cho là có thể Anh vẫn không tách rời EU theo đúng lịch trình vào cuối tháng Ba năm 2019.
Ông nói, “Hiện nay có một khả năng là Brexit sẽ không xảy ra, nhưng muốn như thế thì công chúng cần thay đổi ý kiến đã, tôi tiên đoán chuyện này sẽ diễn ra.”
Theo ông ngay cả đảng Lao Động cũng thấy chiều hướng thay đổi trong ý kiến công luận là có thực. Bà Thủ Tướng Theresa May cũng từng ngụ ý không nên tách ra khỏi Âu Châu trước khi cuộc trưng cầu dân ý diễn ra.

Syria bị tố cáo chính thức dùng vũ khí hóa học
Các nhà điều tra của Liên Hiệp Quốc đã công bố nhiều bằng chứng cho thấy quân đội Syria phải chịu trách nhiệm về một vụ tấn công hóa học vào một thị trấn do phe kháng chiến chiếm trước đây. Một ủy ban điều tra của Liên Hiệp Quốc cho hay các chiến đấu cơ Sukhoi 22 của Không Quân Syria đã thực hiện vụ tấn công hóa học vào thị trấn Khan Sheikhoun vào ngày 4 tháng 4, làm ít nhất 83 người chết. Khí độc sarin đã được sử dụng.
Bản báo cáo cũng nói một cuộc tấn công của Không Quân Syria trong tháng 3 năm nay vào một đền thờ giết chết 38 người, cũng đã vi phạm luật pháp quốc tế. Lời tố cáo của ủy ban OPCW là lời buộc tội chính thức đầu tiên cho là chính phủ Syria đứng đằng sau vụ tấn công hóa học, vốn là một trong các thứ vũ khí bị Liên Hiệp Quốc cấm sử dụng trong chiến tranh.

Bắc Hàn có thể tấn công bằng EMP
Bắc Hàn có thể không cần bắn hỏa tiễn trực tiếp vào Hoa Kỳ vẫn có khả năng giết hàng triệu người Mỹ, bằng loạt điện từ trường (EMP) cực mạnh, một đe dọa mà các chuyên gia cho là có thật và hậu quả rất to lớn. Harry Kazianis, Giám Đốc phân bộ Defense Studies thuộc Trung tâm Center for the National Interest, cho hay, “Nguy hiểm nhất là lưới điện, đặc biệt ở Bờ Đông. Bạn hãy tưởng tượng New York hay Hoa Thịnh Đốn mất điện trong vòng một tuần xem, thiệt hại thực khó tưởng tượng.”
Cú tấn công bằng EMP là do bom khinh khí gây ra, nó càng được thả ở độ cao chừng nào thì mức độ tàn phá diễn ra trên phạm vi lớn lao chừng đó. Bắc Hàn chỉ cần cho nổ một quả bom loại này trên thượng tầng khí quyển là gây ra sóng EMP có sức hủy diệt lưới điện rất mạnh. Nếu bom khinh khí được cho nổ ở độ cao 250 dặm, tức độ cao của trạm không gian ISS hiện nay, thì chẳng những nhiều nơi ở Mỹ bị ảnh hưởng, mà cả một số nơi của Canada và Mexico cũng bị vạ lây.


Cảnh sát ngăn chặn người biểu tình tại Seongju sáng sớm thứ Năm theo giờ địa phương, khi hỏa tiễn phòng không được mang tới để thiết lập tại đây. (Kyodo News via Getty Images)

Nam Hàn bố trí xong hỏa tiễn THAAD
Hoa Kỳ kết thúc việc lắp đặt hệ thống hỏa tiễn phòng không tối tân trên đất Nam Hàn, vài ngày sau khi Bắc Hàn cho thử thành không dưới đất một quả bom khinh khí, theo tin từ Bộ Quốc Phòng Nam Hàn cho hay. Hỏa tiễn phòng không THAAD, vốn có khả năng rất cao bảo vệ Nam Hàn và quân đội Mỹ trước đe dọa của Bắc Hàn, từng được thử nghiệm và bắn hạ bất cứ hỏa tiễn lạ nào bay đến.
Dân chúng của làng Seongju của Nam Hàn, nơi có một giàn hỏa tiễn THAAD được lắp đặt gần một sân đánh golf cũ, hôm thứ tư Kéo nhau biểu tình chống đối dự án này và cho hay sẽ chận đường không cho mọi xe cộ của quân đội ra vào, dù Bộ Quốc Phòng Nam Hàn lên tiếng cho là giàn hỏa tiễn THAAD rất cần thiết trong thời điểm hiện nay. Hoa Kỳ và Nam Hàn đã ký thỏa thuận với nhau vào tháng 7 năm 2016 về chuyện lắp đặt hỏa tiễn THAAD ở Nam Hàn.

Ấn Độ cho phép nạn nhân bị hiếp phá thai
Tối Cao Pháp Viện Ấn Độ đồng ý cho phép một cô bé 13 tuổi nạn nhân của một vụ cưỡng hiếp bị mang bầu được quyền phá thai. Cô gái trẻ mang bầu được 32 tuần, cần phải có giấy phép này vì luật của Ấn Độ cấm mọi hình thức phá thai khi bào thai trên 20 tuần tuổi, do lo sợ đến tính mạng của bà mẹ.
Luật sư đại diện cho cô gái nói việc tiến hành phá thai sẽ diễn ra vào thứ Sáu. Vụ cô gái mang thai bị khám phá sau khi cha mẹ của cô mang cô đi khám bác sĩ hầu tìm cách trị bệnh béo phì của cô. Cô gái tố cáo một người bạn của cha mình đã cưỡng hiếp cô và nghi can này đã bị bắt. Dù các bác sĩ khuyến cáo nên để thêm hai tuần nữa, nhưng Tối Cao Pháp Viện lại bảo phải phá thai ngay vì muốn tránh cho nạn nhân bị thêm trầm uất.

Nạn cháy rừng được báo động ở Úc
Mùa đông vừa qua lượng nước mưa rơi xuống Úc rất ít, nên đã có khuyến cáo dân chúng Úc cần cẩn thận với viễn tượng một mùa cháy rừng nghiêm trọng sẽ xảy ra. Nhà chức trách cho hay vùng miền đông và miền nam của Úc, nơi tập trung dân chung khá nhiều, lại đối diện với hiểm họa bị cháy cao trong mùa hè năm nay.
Một dự báo thời tiết là mùa xuân năm nay (ở Nam Bán Cầu tức là mùa đông ở Bắc) sẽ rất khô hạn cũng khiến nhiều người lo sợ là mùa cháy năm nay sẽ bắt đầu sớm hơn thường lệ. Cảnh báo nói trên đã được đưa ra tại một cuộc hội thảo của các Giám Đốc Sở Cứu Hỏa và các chuyên gia về khí tượng tại thành phố Sydney.
Theo nhận định của Trung tâm BNHCRC thì nhiệt độ cao cộng với lượng nước mưa kém sẽ là hai yếu tố khiến hỏa hoạn trong nhiều vùng ở Úc dễ bùng ra. Theo văn phòng Bureau of Meteorology của Úc thì tính đến năm 2017, Úc đã ghi nhận liên tục 5 mùa đông có nhiệt độ ấm nhất.

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT