Thế Giới

Ân Xá Quốc Tế tố cáo Miến Điện áp đặt chính sách "kỳ thị chủng tộc" đối với người Rohingya

Tuesday, 21/11/2017 - 09:04:37

Nhà chức trách Miến Điện đang giữ cho các phụ nữ, đàn ông, và trẻ em Rohingya bị phân cách và bị đe dọa trong một hệ thống phân cách chủng tộc vô nhân đạo.


Trẻ em đang chờ nhận thức ăn tại trại tị nạn Rohingya tại quận Ukhia, Coxsbazar Bangladesh ngày 14 tháng 11, 2017. Khoảng 620,000 người Rohingya đã rời Miến Điện kể từ tháng Tám 2017. (Getty Images)

Những biện pháp mà Miến Điện đã áp dụng để kiểm soát, bóp nghẹt sắc dân Rohingya cũng không khác gì chính sách kỳ thị chủng tộc từng được người da trắng áp dụng đối với người da đen tại Nam Phi trước đây. Tổ chức Ân Xá Quốc Tế đã so sánh như vậy vào ngày thứ Ba, trong một cuộc điều tra về nguyên nhân gốc rễ đưa đến một cuộc khủng hoảng đẩy 620,000 người tị nạn lánh nạn sang Bangladesh.


Cảnh tượng người Rohingya bị tước đoạt, đang sống trong các trại tạm cư ở Bangladesh, đã gây ra sự phẫn nộ trên khắp thế giới, khi những người thoát khỏi tiểu bang Rakhine từ tháng Tám kể lại những chuyện về giết người, hãm hiếp và phóng hỏa gây ra bởi quân đội Miến Điện.

Miến Điện và Bangladesh đã đồng ý trên nguyên tắc về một kế hoạch hồi hương một số người Rohingy, nhưng chưa đồng ý về các chi tiết. Trong tuần qua, tổng tư lệnh quân đội Miến Điện nói rằng không thể chấp nhận số lượng người tị nạn do Dhaka đề nghị.

Bản phúc trình của Ân Xá Quốc Tế đã mô tả chi tiết chuyện nhiều năm bức hại đã dẫn tới cuộc khủng hoảng hiện thời như thế nào.

Theo một cuộc nghiên cứu của tổ chức Ân Xá Quốc Tế cho biết, một chiến dịch "do chính phủ bảo trợ" kéo dài hàng năm đã hạn chế hầu như mọi phương diện sinh hoạt của những người Rohingya, nhằm giam hãm nhóm thiểu số Hồi Giáo này trong một cuộc sống "giống như khu ghetto" ở đất nước mà đa số dân chúng theo Phật Giáo.

Bản phúc trình dài 100 trang, dựa trên hai năm nghiên cứu, nói rằng mạng lưới kiểm soát này đáp ứng tiêu chuẩn pháp lý của "tội ác chống lại nhân loại của chính sách kỳ thị chủng tộc."

Bà Anna Neistat, giám đốc cao cấp đặc trách nghiên cứu của Ân Xá Quốc Tế, nói, "Tiểu bang Rakhine là một hiện trường tội phạm, đúng là như vậy từ lâu trước khi có chiến dịch bạo lực quân sự tàn ác trong ba tháng vừa qua."

Nhà chức trách Miến Điện đang giữ cho các phụ nữ, đàn ông, và trẻ em Rohingya bị phân cách và bị đe dọa trong một hệ thống phân cách chủng tộc vô nhân đạo.

Căn bản cho lòng hận thù tràn lan đối với nhóm người Hồi Giáo này phát xuất từ một luật Quyền Công Dân gây tranh cãi được đưa ra năm 1982. Được thi hành bởi chính phủ quân đội hồi đó, luật này đã làm hàng trăm ngàn dân Rohingya trở thành người vô tổ quốc.

Từ đó, theo Ân Xá Quốc Tế nói, "một chiến dịch cố ý" đã được thực hiện để phủ nhận quyền của người Rohingya được sinh sống tại Miến Điện. Ở đó họ bị dè bỉu là những người "Bengali," tức là những di dân bất hợp pháp từ Bangladesh.

Một hệ thống thẻ căn cước là trung tâm của những biện pháp kiểm soát giấy tờ, trong đó người Rohingya thường được cấp một hình thức căn cước, chỉ để nhìn thấy loại thẻ này sau đó trở nên vô dụng.

Đợt bức hại nới đây nhất đã đẩy hơn một nửa trong nhóm thiểu số 1.1 triệu người này ra khỏi Miến Điện. Những người bị bỏ lại phía sau bị phân cách trong những ngôi làng ngày càng bị cô lập và dễ bị tổn thương.
Mặc dù sắc dân Rohingya đã từng là nạn nhân của sự kỳ thị trong nhiều thập niên, bản phúc trình mô tả chi tiết về cách thức việc đàn áp trở nên dữ dội hơn sau khi nổ ra bạo động giữa các cộng đồng Phật Giáo và Hồi Giáo trong năm 2012.

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT