Hôn Nhân, Cuộc Sống

Giỗ tổ sân khấu

Monday, 24/09/2007 - 06:54:23

Người ta không những thờ cúng vị Tổ Sư như một hành động biết ơn công khai sáng mà còn là sự khẩn cầu xin bảo hộ cho nghề nghiệp ...

55e7.jpg

Hàng năm, tới hai ngày 11&12 tháng Tám âm lịch là bà con nhà cải lương, hát bội, ca sĩ lại tụ hội về với nhau làm giổ Tổ ngành sân khấu.

Trước hết, phải hiểu cúng Tổ nghề là một tập tục cúng bái có tầm vóc quan trọng như việc thờ cúng tổ tiên trong mỗi gia đình Việt Nam. Vị Tổ Sư một nghề có thể là người phát minh ra nghề đó hoặc là người đầu tiên đem nghề đó ở một nơi khác về truyền dạy cho dân chúng trong làng hay ở một vùng nào đó.



Người ta không những thờ cúng vị Tổ Sư như một hành động biết ơn công khai sáng mà còn là sự khẩn cầu xin bảo hộ cho nghề nghiệp và bảo hộ người đang hành nghề. Trong giới nghệ sĩ sân khấu lưu truyền cho nhau nghe: Tổ nghề Hát Bội là Lý Nguyên Cát và Liên Thu Tâm. Liên Thu Tâm vốn là kép hát Trung Quốc được vua Lê Ngọa Triều giao cho dạy cung nữ cách hát tuồng từ năm 1005. Lý Nguyên Cát vốn là người Tàu theo đoàn quân Nguyên qua xâm lược nước ta, bị bắt làm tù binh. Vì Lý Nguyên Cát có tài hát xướng nên vua Trần dùng để dạy hát trong cung vua.

m110377615.jpg

Ở nhà Truyền Thống của Hội Ái Hữu Nghệ Sĩ (133 đường Cô Bắc, Quận 1) có thờ Ông Tổ làm bằng một loại danh mộc chạm trổ công phu, bên trong có Tam Vị Thánh Tổ và 12 cốt ông – hình như cũng có gần trăm năm tuổi rồi. 12 cốt ông là danh xưng để gọi chung các bậc tiền bối đã dày công sáng lập nên sự nghiệp có liên quan tới sân khấu như các vị : Tổ Sư, Thánh Sư, Tiên Sư, Tam Giáo đạo Sư, Lão lang Thần. Thập Nhị Công nghệ, nghĩa là mười hai ông Tổ các ngành nghề như nghề thợ mộc, nghề dệt vải, ngành âm nhạc, nghề múa, nghề kim khí, nghề vẽ. . . Hồi xưa, các nghệ nhân không dùng danh từ sân khấu là một nghệ thuật tổng hợp, gồm có văn, thơ, họa, nhạc, vũ đạo, trang trí mỹ thuật như ngày nay, nhưng trong khái niệm chung về nghề hát, các nghệ nhân tiền bối đã biết đến công lao của những ngành nghề khác như nghề dệt vải để may y phục hát, ngành kim khí làm gươm giáo, đạo cụ sân khấu, ngành vẽ - vẽ phong cảmh…Thì 12 cốt ông là tượng trưng cho 12 ông Tổ của các ngành nghề có liên quan tới sân khấu. Như vậy Giỗ Tổ là một dịp để tỏ lòng tôn kính những vị tiền nhân có công làm cho nghề hát thêm rạng rỡ, lưu truyền một tinh thần Tôn Sư Trọng Đạo.

m110380894.jpg

Sân khấu nào cũng đều tổ chức cúng tại chỗ. Các nghệ sĩ có người thì được nhắn tin mời và nhắc nhở, có người thì tự biết tới cúng thôi. Cứ mỗi nghệ sĩ mang mỗi mâm đến lễ là chật cứng rồi. Nếu ngay Hội Ái Hữu Nghệ Sĩ không khí có vẻ long trọng và nghiêm túc, hàng năm lễ rước Tổ và lễ tế được phục hiện với dàn nhạc và học trò lễ đến mấy chục người, thêm nghi thức múa Tứ thiên vương cầu mưa thuận gió hòa do các nghệ sĩ hát bội xiêm y rực rỡ diễn nữa. Thì, ở các sân khấu thành phố lễ được tổ chức đơn giản hơn, anh em quần tụ về thắp nhang khấn vái xong ăn uống nhảy múa reo hò trông như ngày hội của giới. Quần tụ là phải vui nhộn – bản chất ngành nghề này là vậy, không thể khác đi được!
Vẫn đúng như truyền thống vốn có, giỗ Tổ ngành sân khấu ngày nay - nghiêm túc nhưng chẳng có gì ...nghiêm trọng cả!
.....

Nghe nói, ông tổ của sân khấu cũng là ông tổ của hai nghề "Gái" và nhà báo. Hổng biết đúng hông nhưng có vẻ như là vậy! Cả ba nghề này đều có cái gì đó giông giống nhau: đều "mua vui" cho người đời bằng cách khác nhau một chút nhưng hiểu rộng ra thì rất gần nhau. Và sau đó thì khóc một mình khi hết cuộc vui và khi về chiều. Thịnh thời thì thiên hạ bu đen, bu đỏ nhưng khi thoái trào thì chẳng ai đoái hoài tới.

Trích từ CoGaiDoLong's Blog

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT